Trả lời câu hỏi mục 2 trang 123 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2, cho biết: - Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao? - Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao? Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của cả hai bán cầu. Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

Đề bài

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2, cho biết:

- Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?

- Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?

Hình 2. Góc chiếu của tia sáng mặt trời tới Trái Đất.

2. Dựa vào hình 2, nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của cả hai bán cầu.

    Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

Hình 3. Sự khác biệt về mùa theo vĩ độ

3. Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1. Quan sát hình 1, 2 và thông tin trong mục 2.

2. Quan sát hình 2, 3.

3. Quan sát hình 4.

Lời giải chi tiết

1. Mùa ở hai bán cầu

- Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh. Do bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt; bán cầu Nam ngược lại.

- Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Bắc là mùa lạnh, bán cầu Nam là mùa nóng. Do bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt; bán cầu Bắc ngược lại.

2. Thời gian diễn ra mùa và hiện tượng mùa theo vĩ độ

- Sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa ở 2 bán cầu:

+ Sau ngày 21 - 3 đến trước ngày 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt => mùa nóng; bán cầu Nam => mùa lạnh.

+ Sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21 - 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt => mùa nóng; bán cầu Bắc => mùa lạnh.

- Sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ:

+ Ở các vĩ độ cao (đới lạnh) quanh năm lạnh.

+ Ở các vĩ độ trung bình (đới ôn hòa), một năm chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

+ Ở các vĩ độ thấp (đới nóng) quanh năm nóng.

3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Xemloigiai.com

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức giúp soạn bài Lịch sử và địa lý 6 hay nhất. Tổng hợp lý thuyết và lời giải chi tiết tất cả các câu hỏi sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6

GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

GIẢI ĐỊA LÍ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Chương 1. Tại sao cần học lịch sử

Chương 2. Xã hội nguyên thủy

Chương 3. Xã hội cổ đại

Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

Chương 1 Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất?

Chương 2. Trái đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời

Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Chương 4 Khí hậu và biến đổi khí hậu

Chương 5 Nước trên Trái Đất

Chương 6 Đất và sinh vật trên Trái Đất

Chương 7 Con người và thiên nhiên

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm