Trả lời câu hỏi mục III trang 12 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

- Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì? - Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu có trong bài.

Bài làm:

Câu 1

- Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào mục 3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu.

Lời giải chi tiết:

-Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dạo, dân ca, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong gia đoạn chưa viết, tư liệu truyền miệng là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử.

-Tư liệu chữ viết bao gồm các bản khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, bản chép tay hay in trên giấy, ghi chép đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử xảy ra.

-Tư liệu hiện vật là những dấu tích người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt các công trình kiến trúc,các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,… Tư liệu hiện vật không chỉ bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.

- Quá khứ đã qua và không thể quay lại được, chỉ còn nguồn sử liệu chứa đựng những dấu vết của người xưa là ở lại với chúng ta. Bởi thế, ngay từ thế kỉ XIX, nhà sử học Pháp Langlois Sh.Seniobos đã khẳng định: “Không có cái gì có thể thay thế tư liệu – không có chúng thì không có lịch sử”. Có thể hình dung tư liệu như những mảnh ghép để nhà sử học ghép thành bức tranh lịch sử - giống như khi chúng ta chơi trò chơi xếp hình, nhiều mảnh ghép ghép lại với nhau để tạo nên một bức tranh.


Câu 2

Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu có trong bài.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức phần tư liệu gốc.

Lời giải chi tiết:

-Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

-Ví dụ về tư liệu gốc trong sách giáo khoa:

Hình 1.4. Bản thảo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-12-1946

Xemloigiai.com

 

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp soạn bài Lịch sử và Địa lí 6 hay nhất. Tổng hợp lý thuyết và lời giải chi tiết tất cả các câu hỏi sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 6

GIẢI LỊCH SỬ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIẢI ĐỊA LÍ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chương 1. Tại sao cần học lịch sử

Chương 2. Thời kì nguyên thủy

Chương 3. Xã hội cổ đại

Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

Chương 1 Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất?

Chương 2 Trái đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời

Chương 3 Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Chương 4 Khí hậu và biến đổi khí hậu

Chương 5 Nước trên Trái Đất

Chương 6 Đất và sinh vật trên Trái Đất

Chương 7 Con người và thiên nhiên

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm