Bài soạn siêu ngắn: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn lớp 12
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?
- Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
- Câu 3: Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?
- Câu 4: Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân: trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
- Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
- Tác phẩm chính:
- Đất ngoại ô (Tập thơ, 1972)
- Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990)
Tác phẩm:
- Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”
- Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình)
Câu 1: Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Hãy chia bố cục, nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả?
Trả lời:
Đoạn trích Đất nước được chia làm hai phần, đó là:
- Phần 1: Từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời” - Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước.
- Phần 2: Còn lại - Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.
Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả là:
- Tác giả giải thích sự hình thành của đất nước, đất nước có tự bao giờ
- Đất nước là gì? Nhà thơ tách đất nước ra làm hai thành tố để giải thích sau đó lại tổng hợp lại thành định nghĩa đất nước.
Tư tưởng đất nước của nhân dân thể hiện qua:
- Không gian địa lý
- Thời gian lịch sử
- Bề dày lịch sử
Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
Trả lời:
- Phương diện địa lý:
- Không gian gần gũi ( sinh hoạt,học tập và làm việc ..)“ Nơi anh đến trường,.. nơi em tắm)
- Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn,nhớ nhung“..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”
- Thiên nhiên: Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi
- Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”
- Phương diện lịch sử:
- Nguồn gốc con rồng cháu tiên
- Truyền thống dựng nước và giữ nước
- Ngoài ra, đất nước còn là không gian sinh tồn, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng người Việt qua biết bao thế hệ.
=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).
Câu 3: Phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa… của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ?
Trả lời:
Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:
- Không gian địa lý:
- Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
- Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
- Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
- Thời gian lịch sử:
- Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước.
- Họ là người bảo vệ, góp xương máu cho đất nước mình
- Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
- Bề dày lịch sử:
- Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
- Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm, song chính nhờ họ mà dân tộc trường tồn.
Câu 4: Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi nên ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hóa dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán,…
Ví dụ:
- Thành ngữ, ca dao: “Yêu em từ thuở trong nôi…”
- Truyền thuyết: Thánh gióng
- Sự tích: Hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái…
=> Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.
Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ vì:
- Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
- Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tây Tiến - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Mấy ý nghĩ về thơ - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đô - xtôi - ép – xki - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phong cách ngôn ngữ khoa học - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12. 2003 - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Clone of Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Việt Bắc - Phần tác giả - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phát biểu theo chủ đề - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luật thơ (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Dọn về làng - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đò lèn - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sóng - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tự do - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn lớp 12
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Quá trình văn học và phong cách văn học - Ngữ văn lớp 12
Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
- SBT Toán lớp 12 Nâng cao
- SBT Toán 12 Nâng cao
- SGK Toán 12 Nâng cao
- SBT Toán lớp 12
- SGK Toán lớp 12
Vật Lý
- SBT Vật lí 12 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 12
- SGK Vật lí lớp 12
- Giải môn Vật lí lớp 12
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
- SBT Hóa học 12 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 12
- SGK Hóa lớp 12
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
- Soạn văn 12
- SBT Ngữ văn lớp 12
- Luyện dạng đọc hiểu
- Văn mẫu 12
- Soạn văn 12 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 12
- Soạn văn 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
- Bài soạn văn 12
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 12
- SGK Sinh lớp 12
- Giải môn Sinh học lớp 12
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 12
- Ngữ pháp Tiếng Anh
- SGK Tiếng Anh 12
- SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
- SGK Tiếng Anh 12 Mới