Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Ngữ văn lớp 12

Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - trang 158 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Nội dung bài gồm:

I. Phần luyện tập trên lớp

Câu 1: Vận dụng các kiến thức đã học, từ lớp 8, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau: a.Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm? b. Để cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao, chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ.

Trả lời:
a. Mục đích: làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc.

  • Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận là sự khô khan, thiên về lí tính, khiến người đọc khó đọc, khó hiểu.
  • Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Ta cần chú ý những điều sau đây:

  • Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm. Chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn và phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
  • Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hòa, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.

Câu 2: Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, Trong rất nhiều trường hợp, đề (đoạn) văn nghị luận có sức  thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

  • Nói như vậy là đúng vì việc sử dụng thao tác chứng minh sẽ:
    • Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
    • Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1: Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? a.Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải làm hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng các phương thức đó. b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc bốn phương thức nói trên. 

Trả lời:

Cả 2 nhận định đều đúng là do:

  • Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó rất dễ sa vào trừu tượng, khô khan. Việc vận dụng linh hoạt các phương thức sẽ giúp bài văn sống động hơn. Tuy nhiên cần sử dụng các phương thức phù hợp, tùy vào nội dung và yêu cầu cần thể hiện
  • Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng. Việc vận dụng linh hoạt các phương thức sẽ giúp bài văn sống động hơn.

Câu 2: Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống.

Trả lời:

 Bài viết về An toàn giao thông 

An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì và tác hại của nó ra sao?

An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.

Về thực trạng, hàng ngày hàng giờ trên cả nước có 33 -34 người chết và bị thương/ ngày. Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. Theo báo cáo của UỶ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG vào năm 2007 có 14600 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13200 người và bị thương 10500 người. Với số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về An toàn giao thông là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta.

Hiên nay, nguyên nhân gây tai nạn giao thông do ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. . .). Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .). Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).   

Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông . Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư... Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.  Thực hiện tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình …Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em không chỉ học tập giáo dục tốt mà còn phài thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 12. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 12 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.