Bài soạn siêu ngắn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Ngữ văn lớp 12

Bài soạn siêu ngắn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - trang 20 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý 

Đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

"Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn"

                              (Một khúc ca)

a. Tìm hiểu đề

  • Câu thơ trên nói về vấn đề nghị luận: "Lối sống đẹp"
  • Sống đẹp:
    • Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân.
    • Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. 
    • Có hành động đúng đắn.
  • Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất:
    • Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ.
    • Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình thương yêu con người.
  • Các thao tác lập luận cần sử dụng:
    • Giải thích.
    • Phân tích.
    • Chứng minh.
    • Bình luận.
  • Cần sử dụng các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tế và trong văn học.

b. Lập dàn ý. 

Mở bài:

  • Nêu vấn đề cần nghị luận.
  • Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
  • Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đó.

Lưu ý: Có thể giới thiệu vấn đề theo nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề.

Thân bài.

  • Giải thích thế nào là "sống đẹp"
    • Phân tích những khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học. Dẫn chứng: "Từ ấy"(Tố Hữu), "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"hay "Sống là cho chết cũng là cho"(Tố Hữu), những tấm gương hi sinh cao cả vì lí tưởng: Phan văn Giót. Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.
    • Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp: thường xuyên tu dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội.
    • Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống: lối sống vị kỉ, buông thả, có những suy nghĩ và hành động trái với những chuẩn mực đạo đức. 

Kết bài: 

  • Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
  • Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài : 

  • Giải thích khái niệm của đề bài.
  • Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
  • Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai có liên quan đến vấn đề bàn luận .
  • Nêu ý nghĩa bài học.
  • Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp 

Ghi nhớ: SGK

[Luyện tập] Câu 1: Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu...

Trả lời:

a. Vấn đề mà Nê - Ru đưa ra nghị luận là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

c. Nét đặc sắc trong cách diễn đạt của văn bản trên là: đưa nhiều câu hỏi rồi trả lời, cách viết hướng tới người đọc, đối thoại trực tiếp với người đọc, trích dẫn đoạn thơ gây ấn tượng, hấp dẫn, dễ nhớ.

[Luyện tập] Câu 2: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

Trả lời:

Giới thiệu vấn đề:

Người ta nói, lạc rừng cứ nhìn sao Bắc Đẩu mà đi, vì sao Bắc Đẩu chỉ có ta đường đi đúng. Trong cuộc sống mỗi con người, li tưởng được ví như sao Bắ Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L.Tôn – xtôi đã từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".

Giải quyết vấn đề:

  • Giải thích

Giải thích các khái niệm: “lí tưởng, cuộc sống”, ý nghĩa câu nói của nhà văn L. Tôn-xtoi.
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” Đưa ra phương hướng cho cuộc sống của thanh niên trong tương lai.

=> Thanh niên sống cần có lí tưởng , biết đề ra mục tiêu để phấn đấu vươn tới ước mơ…

  • Phân tích: Vai trò vạch đường, dẫn đường chỉ hướng của lý tưởng Lý tưởng được ví như ngọn đèn chỉ đường cho mỗi người trên hành trình sống:

Cuộc sống đó chỉ có được khi con người có lý tưởng, có phương hướng kiên định.
Con người muốn có cuộc sống đích thực thì không thể không có lý tưởng.

  • Chứng minh:  Lý tưởng của người Việt Nam những năm chống Mĩ là đấu tranh thống nhất miền Nam và đất nước hoà bình.
  • Bình luận: Lí tưởng, là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người . Người không có lý tưởng sẽ không thể lập trình cho cuộc đời mình, không có phương hướng, không có kế hoạch cho đời mình.

" Người nào không biết ngày mai mình làm gì thì người đó là kẻ khốn khổ" ( M. Gor - ki).

  • Khẳng định:

Thái độ: tán thành, nhận thức được vai trò quan trọng của lý tưởng

Lý tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lý tưởng.

Nỗ lực phấn đấu, học tập, tu dưỡng, hành động đúng đắn để đạt được những thành công cho bản thân.

Kết thúc vấn đề: Rút ra bài học cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội …

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 12. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 12 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.