Giải vật lí 9 bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế - sách giáo khoa vật lí 9. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 9 bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế nhé.


I. Chuẩn bị

Đối với mỗi học sinh:

  • Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
  • Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 - 6V.
  • Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất là 0,1V.
  • Một ampe kế có giới hạn đo 1,5V và độ chia nhỏ nhất 0,01A.
  •  Bảy đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
  • Một công tắc.
  • Chuẩn bị báo cáo theo mẫu đã cho ở cuối bài

II. Nội dung thực hành

  • Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, đánh dấu chốt (+) và (-) của vôn kế và ampe kế.
  • Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
  • Lần lượt đặt các giá trị hiệu điện thế khác nhau tăng dần từ 0 – 5V vào hai đầu dây dẫn. Đọc và ghi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với mỗi hiệu điện thế vào bảng kết quả của báo cáo.
  • Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu đã chuẩn bị.

III. MẪU BÁO CÁO 

Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng. 

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

Họ và tên:..................................                        Lớp:.................................

1. Trả lời câu hỏi

a) Công thức tính điện trở: $R=\frac{U}{I}$

b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện

c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

2. Kết quả đo

 

 

Kết quả đo

Lần đo

Hiệu điện thế (V)

Cường độ dòng điện (A)

Điện trở ($\Omega$)

1

1

0,02

50

2

2

0,04

50

3

3

0,06

50

4

4

0,08

50

5

5

0,1

50

 

 Giá trị trung bình của điện trở: R = $\frac{50+50+50+50+50}{5}$ = 50($\Omega$)

Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo: Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.

Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 9

Giải vật lí lớp 9, soạn bài vật lí lớp 9, làm bài tập bài thực hành vật lí 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 9. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.