Giải vật lí 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm - sách giáo khoa vật lí 9. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Khi làm một bài toán về mạch điện 1 chiều đơn giản (điện trở và bóng đèn):

  • Sử dụng định luật Ôm trong các bài toán tính điện trở
  • Xác định đó là mạch nối tiếp hay song song để áp dụng công thức tính Rtd và vận dụng các công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch cũng như cường độ dòng điện thành phần.
  • Khi đoạn mạch vừa có cả đoạn mạch nối tiếp và song song thì ta xét đoạn mạch nhỏ trước rồi mới xét đến đoạn mạch to và sử dụng công thức để tính toán.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình...

Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) tính điện trở R2.

Bài giải:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là: $R_{td}=\frac{U_{AB}}{I}=\frac{6}{0,5}=12$Ω

b) R = R1 + R­2 nên R2 = R – R1 = 12 – 5 = 7Ω

Giải câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình...

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R= 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.

 

a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2

Bài giải:

a)     Ta nhận thấy UAB= U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 V.

b)     Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I – I1 = 1,8 – 1,2 = 0,6 A.

         $R_{2}=\frac{U_{AB}}{I_{2}}=\frac{12}{0,6}=20$Ω

Giải câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ...

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.

 

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Bài giải:

a) Ta có: $R_{23}=\frac{R_{2}R_{3}}{R_{2}+R_{3}}=\frac{30.30}{30+30}=15$Ω

R = R1 + R23 = 15 + 15 = 30Ω

b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:

 $I_{1}=I=\frac{U_{AB}}{R_{td}}=\frac{12}{30}=0,4A$

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 V.

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là U2 = U3 = 12 - 6 = 6 V.

Cường độ dòng điện qua R2 và R3 là:

$I_{1}=I_{2}=\frac{U_{2}}{R_{2}}=\frac{U_{3}}{R_{3}}=\frac{6}{30}=0,2A$

Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 9

Giải vật lí lớp 9, soạn bài vật lí lớp 9, làm bài tập bài thực hành vật lí 9. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 9. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.