Giải vật lí 11 bài 28: Lăng kính
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
- II. GIẢI BÀI TẬP
- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
- Giải câu 1: Tại sao khi ánh sáng truyền từ không...
- Giải câu 2: Hãy thiết lập các công thức lăng kính...
- Giải câu 3: Giải thích sự phản xạ toàn phần...
- Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài
- Giải câu 1: Lăng kính là gì ? Nêu cấu tạo và các...
- Giải câu 2: Trình bày tác dụng của lăng kính đối...
- Giải câu 3: Nêu các công dụng của lăng kính ...
- Giải câu 4: Có ba trường hợp truyền tia sáng qua...
- Giải câu 5: Cho tia sáng truyền tới lăng kính như...
- Giải câu 6: Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Cấu trạo của lăng kính:
- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thủy tinh, nhựa, ... ), thường có dạng lăng trụ tam giác
- Khi sử dụng lăng kính, chùm tia sáng hẹp được chiếu truyền qua lăng kính trong một mặt phẳng vuông góc với cạnh của khối lăng trụ. Do đó, lăng kính được biểu diễn bằng tam giác tiết diện thẳng
- Về phương diện quang học một lăng kính được đặc trưng bởi:
- Góc chiết quang A
- Chiết suất n
II. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính:
Dưới đây, ta chỉ xét sự truyền của một tia sáng đơn sắc ( chỉ có một màu nhất định ) qua một lăng kính.
1. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính:
Chiếu tới mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng hẹp đợn sắc SI như hình 28.4
- Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là ngược về phía đáy lăng kính
- Tia J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy lăng kính
Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về đáy lăng kính so với tia tới.
Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D của tia sáng khi truyền qua lăng kính
III. Các công thức lăng kính:
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng và một số định lí hình học về góc, ta thiết lập được các công thức lăng kính sau đây:
sin i1 = n.sin r1 ; A = r1 + r2
sin i2 = n.sin r2 ; D = i1 + i2 - A
Ghi chú: Nếu các góc i1 và A nhỏ ( < 10$^{\circ}$ ) thì các công thức này có thể viết:
- i1 = n.r1 ; i2 = n.r2
- A = r1 + r2
- D = (n - 1).A
II. GIẢI BÀI TẬP
Bài giải:
Theo công thức của định luật khúc xạ ta có:
sin i1 = n.sin r1 > sin r1 ( do các chất làm lăng kính đều có chiết suất n lớn hơn chiết suất của không khí, n > 1 )
=> i1 > r1 nên luôn có sự khúc xạ và tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới.
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có :
sin i1 = n.sin r1
sin i2 = n.sin r2
Ta có $\widehat{IAJ}$ + $\widehat{IHJ}$ = 180$^{\circ}$
Mà trong $\Delta$IHJ ta có $\widehat{IHJ}$ + r1 + r2 = 180$^{\circ}$
=> A = $\widehat{IAJ}$ = r1 + r2
Xét $\Delta$IKJ có D là góc ngoài của tam giác => D = $\widehat{KIJ}$ + $\widehat{KJI}$
Mà $\widehat{KIJ}$ = $\widehat{KIH}$ - $\widehat{JIH}$ = i1 - r1
$\widehat{KJI}$ = $\widehat{KJH}$ - $\widehat{IJH}$ = i2 - r2
=> D = i1 - r1 + i2 - r2 = (i1 + i2) - (r1 + r2 ) = i1 + i2 - A ( Do A = r1 + r2 )
Bài giải:
Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân ABC vuông tại A. Như vậy góc $\widehat{ABC}$ = $\widehat{ACB}$ =45o.
- Hình 28.2a: Chùm tia sáng tới song song tới góc vuông với mặt bên AB, sẽ truyền thẳng vào lăng kính tới đáy BC với góc tới trên mặt đáy BC là i = 45o. Chất làm lăng kính có chiết suất n thỏa mãn điều kiện sao cho góc giới hạn igh < i=45o. Tức là:
sin igh = $\frac{1}{n}$ < 45$^{\circ}$ $\Rightarrow$ n > $\sqrt{2}$
Khi đó sẽ thõa mãn điều kiện phản xạ toàn phần tại đáy BC. Ta thu được tia phản xạ với góc phản xạ i'=i=45o. Như vậy tia này sẽ vuông góc với mặt bên AC nên sẽ truyền thẳng ra ngoài không khí mà không bị khúc xạ.
- Hình 28.2b: Chùm tia sáng tới song song tới vuông góc với mặt đáy BC, sẽ truyền thẳng vào lăng kính tới mặt bên AB dưới góc tới trên mặt bên AB là i1=45o. Chất lăng kính có chiết suất n thỏa mãn điều kiện sao cho góc tới giới hạn igh <i1=45o. Tức là:
sin igh = $\frac{1}{n}$ < 45$^{\circ}$ $\Rightarrow$ n > $\sqrt{2}$
Khi đó sẽ thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần tại mặt bên AB. Ta thu được tia phản xạ với góc phản xạ i1'=i1=45o. Như vậy tia sáng này sẽ song song với mặt đáy BC nên sẽ truyền thẳng tới mặt bên BC dưới góc tới i$^{\circ}$ =45o. Như vậy tại mặt BC cũng thỏa mãn
Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thủy tinh, nhựa,...) , thường có dạng lăng trụ tam giác
Khi sử dụng lăng kính, chùm tia sáng hẹp được chiếu truyền qua lăng kính trong một mặt phẳng vuông góc với cạnh của khối lăng trụ. Do đó, lăng kính được biểu diễn bằng tam giác tiết diện thẳng. Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên
Về phương diện quang học một lăng kính được đặc trưng bởi:
- Góc chiết quang A
- Chiết suất n
Bài giải:
Xét trường hợp ánh sáng đơn sắc:
Chiếu tới mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng hẹp đợn sắc SI như hình 28.4
- Tại I: tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến, nghĩa là ngược về phía đáy lăng kính
- Tia J: tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến, tức là cũng lệch về phía đáy lăng kính
Vậy, khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về đáy lăng kính so với tia tới.
Xét trường hợp ánh sáng trắng:
Chiếu một chùm tia sáng mặt trời (ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng) vào một lăng kính.
Kết quả: Ta thu được một dải màu như cầu vồng từ đỏ tới tím. Các tia màu đỏ bị lệch ít nhất, các tia tím bị lệch nhiều nhất => Hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Bài giải:
Lăng kính có nhiều công dụng trong khoa học và kĩ thuật. Có thể kể:
- Máy quang phổ :
Lăng kính là bộ phận chính của quang phổ . Máy này phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc, nhờ đó xác định được cấu tạo của nguồn sáng. Máy quang phổ có thể gồm một hoặc hai lăng kính
- Lăng kính phản xạ toàn phần:
Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Lăng kính phản xạ toàn phần được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều ( ống nhòm, máy ảnh, ...)
Bài giải:
Cả 3 trường hợp lăng kính đều làm lệch tia ló về phía đáy => Chọn D
Bài giải:
Tia sáng truyền vuông góc với mặt AB nên i1 = 0$^{\circ}$
Mà sin i1 = n. sin r1 => sin r1 = 0 => r1 = 0$^{\circ}$
Do đo tia sáng sẽ truyền thẳng tới BC và song song với AC
Mặt khác, tia ló đi sát mặt BC , mà tia tới lại đi song song với AC nên góc lệch tạo bởi tia ló và tia tới có giá trị bằng góc $\widehat{ABC}$ hay D = $\widehat{ABC}$
$\Delta$ABC vuông cân tại A => $\widehat{ABC}$ = $\widehat{BCA}$ = 45$^{\circ}$
=> D = 45$^{\circ}$
Chọn C
Bài giải:
Ta có tia ló truyền sát mặt BC => Góc ló i2 = 90$^{\circ}$
Theo câu 5: D = i1 + i2 - (r1 + r2 ) = 45$^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ i2 - r2 = 45$^{\circ}$ ( vì i2 = r2 = 0$^{\circ}$ )
$\Leftrightarrow$ r2 = 90$^{\circ}$ - 45$^{\circ}$ = 45$^{\circ}$
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: sin i2 = n.sin r2
$\Leftrightarrow$ sin 90$^{\circ}$ = n.sin 45$^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ n = $\sqrt{2}$ = 1,4
Chọn A
Giải câu 7: Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng...
Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia sáng đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia sáng ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC
a) Vẽ đường truyền của tia sáng và tính góc chiết quang A
b) Tìm điều kiện mà chiết suất n của lăng kính phải thỏa mãn
Bài giải:
Tia tới SI vuông góc với AB => i1 = r1 = 0$^{\circ}$
Mà A = r1 + r2 => r2 = A
Ta có SE // FG => $\widehat{IEF}$ = $\widehat{EFG}$ (1)
VÌ tia sáng phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB nên: $\widehat{IEH}$ = $\widehat{HEF}$ = r2, $\widehat{EFG}$ = $\widehat{GFK}$
Từ (1) và (2) => $\widehat{GFK}$ = 2.r2 = 2.A
Lại có $\widehat{FBK}$ = $\widehat{GFK}$ ( do cùng phụ với góc $\widehat{BFK}$ )
=> $\widehat{FBK}$ = 2.A hay $\widehat{ABC}$ = 2.A
$\Delta$ABC cân tại A nên $\widehat{ABC}$ = $\widehat{ACB}$ và $\widehat{ABC}$ + $\widehat{ACB}$ + A = 180$^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ 2.A + 2.A + A = 180$^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ A = 36$^{\circ}$
b) Để phản xạ toàn phần tại E : r2> igh (1)
Phản xạ toàn phần tại F: $\widehat{GFK}$ > igh (2)
Mà $\widehat{GFK}$ = 2.r2 nên từ (1) và (2) => r2 > igh $\Leftrightarrow$ sin r2 > sin igh = $\frac{1}{n}$ $\Leftrightarrow$ $\frac{1}{n}$ < sin 36$^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ n > 1,7
Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 11
- 👉 Giải vật lí 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông
- 👉 Giải vật lí 11 bài 2: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
- 👉 Giải vật lí 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 4: Công của lực điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
- 👉 Giải vật lí 11 bài 6: Tụ điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 8: Điện năng – Công suất điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 13: Dòng điện trong kim loại
- 👉 Giải vật lí 11 bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
- 👉 Giải vật lí 11 bài 15: Dòng điện trong chất khí
- 👉 Giải vật lí 11 bài 16: Dòng điện trong chân không
- 👉 Giải vật lí 11 bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 19: Từ trường
- 👉 Giải vật lí 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 22: Lực Lo-ren-xo
- 👉 Giải vật lí 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 25: Tự cảm
- 👉 Giải bài 26 vật lí 11: Khúc xạ ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 27: Phản xạ toàn phần
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 28: Lăng kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 31: Mắt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 32: Kính lúp
- 👉 Giải vật lí 11 bài 33: Kính hiển vi
- 👉 Giải vật lí 11 bài 34: Kính thiên văn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 2)
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới