Giải vật lí 11 bài 4: Công của lực điện
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
- II. GIẢI BÀI TẬP
- Giải câu 1: Viết công thức tính công của lực điện...
- Giải câu 2: Nêu đặc điểm của công của lực điện...
- Giải câu 3: Thế năng của điện tích q trong một...
- Giải câu 4: Cho điện tích thử q di chuyển trong...
- Giải câu 5: Một electron di chuyển được đoạn...
- Giải câu 6: Cho một điện tích di chuyển trong...
- Giải câu 7: Một electron được thả không vận tốc...
- Giải câu 8: Cho một điện tích dương Q đặt tại...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
A. Công của lực điện
1. Công của lực điện trong điện trường đều
Lực điện trong điện trường: $\overrightarrow{F} = q.\overrightarrow{E}$
Công của lực điện di chuyển điện tích q theo đoạn thẳng MN hợp với các đường sức một góc bất kì $\alpha $:
$A_{MN} = q.E.d$
Trong đó: $A_{MN}$: Công của lực điện (J).
q: Độ lớn của điện tích (C).
E: Độ lớn của cường độ điện trường (V/m).
d: độ lớn hình chiếu của đoạn MN lên một đường sức bất kì (m).
- Nếu $\alpha > 90^{\circ}$ thì $A_{MN} < 0$.
- Nếu $\alpha < 90^{\circ}$ thì $A_{MN} > 0$.
Kết luận: Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là $A_{MN} = q.E.d$, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M điểm cuối N của đường đi.
2. Công của lực điện khi di chuyển điện tích trong điện trường bất kì: Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N.
B. Thế năng của một điện tích trong điện trường
1. Khái niệm
Thế năng của một điện tích trong một điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét.
Đối với một điện tích q dương thì thế năng tại điểm đặt của nó là:
W = A = q.E.d, trong đó: d là khoảng cách từ điểm đặt q đến bản âm.
Thế năng tại điểm M đặt điện tích q sinh ra bởi điện trường bất kì do nhiều điện tích gây ra chinh là công di chuyển q từ M ra vô cực: $W_{M} = A_{M\rightarrow vô cực}$.
2. Sự phụ thuộc của thế năng vào điện tích
$W_{M} = A_{M} = V_{M}.q$
Trong đó $V_{M}$ là hệ số tỉ lệ chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm M trong điện trường (Điện thế).
3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện trường
Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.
$A_{MN} = W_{M} - W_{N}$.
II. GIẢI BÀI TẬP
Bài giải:
Công thức tinh công của lực điện trong điện trường đều: A = q.E.d
Trong đó: A: là công của lực điện (J).
q: độ lớn của điện tích (C).
E: độ lớn của cượng độ điện trường tại điểm đang xét (V/m).
d: Độ dài hình chiếu của vevto cường độ điện trường lên một đường sức (m).
Bài giải:
Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là $A_{MN} = q.E.d$, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M điểm cuối N của đường đi.
Bài giải:
Thế năng của điện tích điểm q đặt trong một điện trường tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích.
Giải câu 4: Cho điện tích thử q di chuyển trong...
Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện ?
A. AMN > ANP.
B. AMN < ANP.
C. AMN = ANP.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Bài giải:
Chọn đáp án D.
Giải thích: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích điểm q phụ thuộc vào hình chiếu của quỹ đạo đường đi lên một đường sức.
Giải câu 5: Một electron di chuyển được đoạn...
Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ?
A. $- 1,6.10^{-16}$ J.
B. $+ 1,6.10^{-16}$ J.
C. $- 1,6.10^{-18}$ J.
D. $+ 1,6.10^{-18}$ J.
Bài giải:
Chọn đáp án D.
Giải thích: A = q.E.d = $1,6.10^{-19}. 1000.1.10^{-2} = + 1,6.10^{-18}$ (J).
Bài giải:
Công của lực điện là A = 0 (J) vì điện tích đi chuyển theo một đường cong kín.
Giải câu 7: Một electron được thả không vận tốc...
Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều ở giữa hai bàn kim loại phẳng, điện tích trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.
Bài giải:
Công của lực điện là: A = q.E.d = $1,6.10^{-19}. 1000.1.10^{-2} = + 1,6.10^{-18}$ (J)
Theo định luật biến thiên thế năng, ta có: Wđ = A (J).
Bài giải:
Thế năng tại điểm M là: $W_{M} = q.V_{M}$
Ta thấy: q < 0
Thành phần $V_{M}$ là điện thế do điện tích điểm Q dương gây ra tại M nên có giá trị dương.
Do đó: $W_{M} < 0$.
Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 11
- 👉 Giải vật lí 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông
- 👉 Giải vật lí 11 bài 2: Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
- 👉 Giải vật lí 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 4: Công của lực điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
- 👉 Giải vật lí 11 bài 6: Tụ điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 8: Điện năng – Công suất điện
- 👉 Giải vật lí 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
- 👉 Giải vật lí 11 bài 13: Dòng điện trong kim loại
- 👉 Giải vật lí 11 bài 14: Dòng điện trong chất điện phân
- 👉 Giải vật lí 11 bài 15: Dòng điện trong chất khí
- 👉 Giải vật lí 11 bài 16: Dòng điện trong chân không
- 👉 Giải vật lí 11 bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 19: Từ trường
- 👉 Giải vật lí 11 bài 20: Lực từ Cảm ứng từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 22: Lực Lo-ren-xo
- 👉 Giải vật lí 11 bài 24: Suất điện động cảm ứng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 25: Tự cảm
- 👉 Giải bài 26 vật lí 11: Khúc xạ ánh sáng
- 👉 Giải vật lí 11 bài 27: Phản xạ toàn phần
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 18: Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito ( Phần 2)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 23: Từ thông – Cảm ứng điện từ
- 👉 Giải vật lí 11 bài 28: Lăng kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
- 👉 Giải vật lí 11 bài 31: Mắt
- 👉 Giải vật lí 11 bài 32: Kính lúp
- 👉 Giải vật lí 11 bài 33: Kính hiển vi
- 👉 Giải vật lí 11 bài 34: Kính thiên văn
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 1)
- 👉 Giải vật lí 11 bài 35: Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (Phần 2)
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới