Giải vật lí 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch - sách giáo khoa vật lí 11. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 11 bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Định luật Ôm đối với toàn mạch

Cho mạch điện như hình vẽ:

Định luật Ôm cho mạch ngoài chỉ chứa điện trở tương đương RN: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở được xác định bằng tích cường độ dòng điện và điện trở tương đương.

U= UAB = I.R(*)

Tích I.RN còn được gọi là độ giảm điện thế mạch ngoài.

Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế mạch ngoài UN và cường độ dòng điện chạy qua mạch điện kín là: UN= U0 – a.I = $\varepsilon $ - a.I;  với a là hệ số tỉ lệ dương. (**)

Từ (*) và (**) ta có: Suất điện động của nguồn có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:

$\varepsilon $ = U+ a.I = I.R+ I.r với r là điện trở trong của nguồn.

Hay nội dung định luật Ôm đối với toàn mạch là: Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghich với điện trở toàn phần của mạch đó.

$I = \frac{\varepsilon }{R_{N} + r}$. (1)

Chú ý: Tổng (R+ r) gọi là điện trở toàn phần của mạch điện kín.

II. Một số hiện tượng xảy ra trong mạch điện

1. Hiện tượng đoản mạch

Từ công thức (1), ta thấy dòng điện trong mạch đạt cực đại khi điện trở ngoài RN ­ không đáng kể.

$I = \frac{\varepsilon }{ r}$.

Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng xảy ra khi cường độ dòng điện tăng đến giá trị cực đại hay khi nguồn điện được nối với mạch ngoài có điện trở không đáng kể.

2. Hiệu suất của nguồn

$H = \frac{A_{có ích}}{A} = \frac{U_{N}.I.t}{\varepsilon .I.t} = \frac{U_{N}}{\varepsilon }$.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Định luật Ôm đối với toàn mạch đề cập...

Định luật Ôm đối với toàn mạch đề cập tới loại mạch điện kín nào? Phát biểu định luật và viết hệ thức biểu thị định luật đó.

Bài giải:

Định luật Ôm đối với toàn mạch đề cập tới mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động $\varepsilon $ và điện trở trong r mắc với các điện trở ngoài có điện trở tương đương RN.

Nội dung: Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghich với điện trở toàn phần của mạch đó.

Biểu thức: $I = \frac{\varepsilon }{R_{N} + r}$.

Giải câu 2: Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch...

Độ giảm điện thế trên một đoạn mạch là gì? Phát biểu mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và các độ giảm điện thế của các đoạn mạch trong mạch điện kín.

Bài giải:

Độ giảm điện thế là tích số giữa cường độ dòng điện qua mạch với điện trở tương đương của mạch ngoài RN.

Suất điện động của nguồn có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:

$\varepsilon $ = U+ a.I = I.R+ I.r với r là điện trở trong của nguồn.

Giải câu 3: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào...

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào và có thể gây ra những tác hại gì? Có cách nào để tránh được hiện tượng này?

Bài giải:

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất bé, R$\approx $ 0.

Tác hại: làm hư hại các thiết bị điện trong mạch.

Cách tránh không xảy ra hiện tượng đoản mạch: trên thực tế, người ta mắc nối tiếp cầu chì với mạch để ngắt dòng điện trong mạch khi nó tăng lên đột ngột.

Giải câu 4: Trong mạch điện kín, hiệu điện thế...

Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài?

A. Utăng khi Rtăng.

B. Utăng khi Rgiảm.

C. Ukhông phụ thuộc vào RN.

D. Ulúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi Rtăng dần từ 0 tới vô cùng.

Bài giải:

Chọn đáp án A.

Giải thích: Dựa vào định luật Ôm cho mạch ngoài chỉ chứa điện trở tương đương RN: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở được xác định bằng tích cường độ dòng điện và điện trở tương đương.

U= UAB = I.RN.

Giải câu 5: Mắc một điện trở 14 $\Omega $ vào hai...

Mắc một điện trở 14 $\Omega $ vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong 1 $\Omega $ thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 8,4 V.

a, Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện.

b, Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện khi đó.

Bài giải:

a, Cường độ dòng điện là: $I = \frac{U}{R_{N}} = \frac{8,4}{14} = 0,6$ (A).

Suất điện động của nguồn là: $\varepsilon  = I.(R_{N} + r) = 0,6.(14 + 1) = 9$ (V)

b, Công suất mạch ngoài là: P = $\varepsilon $.I = 9.0,6 = 5,4 W.

Giải câu 6: Điện trở trong của một acquy là 0,06 $\Omega $...

Điện trở trong của một acquy là 0,06 $\Omega $ trên vỏ của nó ghi là 12 V. Mắc vào hai cực của nó một bóng đèn ghi 12V – 5W.

a) Chứng tỏ rằng bóng đèn khi đó gần như sang bình thường và tính công suất tiêu thụ thực tế.

b) Tính hiệu suất của nguồn điện trong trường hợp này.

Bài giải:

a,  Dòng điện định mức của bóng đèn là: $I_{đm} = \frac{P}{U} = \frac{5}{12} \approx 0,417 $ (A).

Điện trở của bóng đèn là: $R_{đ} = \frac{U^{2}}{P} = \frac{12^{2}}{5} = 28,8$ $\Omega $

Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:

$I_{m} = \frac{\varepsilon }{R_{đ} + r} = \frac{12}{28,8 + 0,06} = \approx 0,416 \approx I_{đm}$ (A).

Vậy đèn gần như sáng bình thường.

Công suất tiêu thụ của bóng đèn là: $P = I_{m}^{2}.R_{đ} = 0,416^{2}.28,8 \approx  4,98$ (W).

b, Hiệu suất của nguồn điện là: $H = \frac{U_{N}}{\varepsilon } = \frac{I.R_{N}}{I.(R_{N} + r)} = \frac{R_{N}}{R_{N} + r} = \frac{28,8}{28,8 + 0,06} = 99,79$ %.

Giải câu 7: Nguồn điện có suất điện động là 3V...

Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2 Ω. Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6 Ω vào hai cực của nguồn điện này.

a) Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn.

b) Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sang mạnh hay yếu hơn so với trước đó.

Bài giải:

a, Điện trở ngoài là:

$\frac{1}{R_{N}} = \frac{1}{R_{đ1}} + \frac{1}{R_{đ2}} = \frac{1}{6} + \frac{1}{6} = \frac{1}{}$.

$\Rightarrow $ RN  = 3 $\Omega $.

Cường độ dòng điện trong mạch là: $I = \frac{\varepsilon }{R_{N} + r} = \frac{3}{3 + 2} = 0,6$ (A).

Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn là:

Do mạch gồm hai bóng đèn mắc song song nên:

$I_{m} = I_{đ1} + I_{đ2} = 0,6$ và $\frac{I_{đ1}}{I_{đ2}} = \frac{R_{đ2}}{R_{đ1}} = \frac{6}{6} = 1$

$\Rightarrow $ $I_{đ1} = I_{đ2} = 0,3$ (A).

Công suất tiêu thụ trên mỗi đèn là: $P_{đ1} = P_{đ2} = I_{đ1}^{2}.R_{đ1} = 0,3^{2}.6 = 0,54$ (W).

b, Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì cường độ dòng điện trong mạch là:

$I_{m}{}' = \frac{\varepsilon }{R_{đ} + r} = \frac{3}{6 + 2} = 0,375 > I_{đ1}$ (A).

$\Rightarrow $ Đèn sáng hơn trước.

Xem thêm lời giải Giải môn Vật lí lớp 11

Giải vật lí lớp 11, soạn bài vật lí lớp 11, làm bài tập bài thực hành vật lí 11. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk vật lí lớp 11. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.