Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát châm biếm - Ngữ văn lớp 7
Nội dung bài gồm:
- Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
- Câu 2: Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự?
- Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Câu 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
- [Luyện tập] Câu 1: Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng/ b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại/ c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm/ d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài
- [Luyện tập] Câu 2: Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
Câu 1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Trả lời:
Bài 1 giới thiệu “chú tôi” là người:
- “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu, nát rượu.
- “Hay nước chè đặc”: nghiện chè
- “Hay nằm ngủ trưa” và ngày “ước ngày mưa” để khỏi đi làm, đêm “ước đêm thừa trống canh” để được ngủ nhiều.
Hai dòng đầu nói tới “cô yếm đào” - cô gái trẻ đẹp, chú tôi – lười biếng, nát rượu => Sự đối lập.
Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho một cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy => nghịch cảnh gây cười.
=> Bài này châm biếm, chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
Câu 2: Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự?
Trả lời:
Bài 2 nhại lại lời của thầy bói nói với cô gái xem bói => đây là những câu nói theo kiểu nước đôi, ai mà chẳng nói được => lật tẩy được bộ mặt lừa đảo của thầy.
=> Phê phán hiện tượng mê tín, dị đoan, những người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
Những bài ca dao khác có nội dung tương tự là:
Tử vi xem số cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu
Số cậu là số đào hoa
Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi
Nhà bà có con chó đen
Người là nó cắn, người quen nó mừng
Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Trả lời:
Các con vật trong bài 3 tượng trưng cho:
- Con cò: người nông dân với thân phận nhỏ bé.
- Cà cuống: những kẻ có địa vị, vai vế trong xã hội như xã trưởng, làng trưởng….
- Chim ri, chào mào: những kẻ tay chân của những người có địa vị, đia thế.
- Chim chích: anh mõ đi rao việc làng ngày xưa
Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm là làm cho cảnh tượng trở nên sinh động và lí thú hơn, dễ dàng châm biếm, phê phán họ một cách sâu sắc, kín đáo.
Cảnh tượng này không phù hợp với đám ma. Trong lúc những người trong gia đình còn lo hậu sự thì những kẻ ngoài tham dự đám lại tận dụng hoàn cảnh có để uống rượu, để kiếm phần chia chác.
Bài ca dao này phê phán, châm biếm những hủ tục m chay vô lí để làm khổ người dân.
Câu 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
Trả lời:
Trong bài 4, “cậu cai” được miêu tả như sau:
- Nón dấu lông gà
- Tay đeo nhẫn
- Áo đi mượn, quần đi thuê
Ở hai câu đầu: cậu cai là người rất quyền lực và giàu sang (“nón dấu lông gà” và “ngón tay đeo nhẫn”).
Hai câu tiếp theo lại hoàn toàn đối lập với hai câu đầu và có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai (“cậu cai” => gọi bằng "cậu").
=> tác giả dân gian đã ngầm ý nói lên sự nhố nhăng, bắng nhắng của nhân vật người thường không ra người thường, quyền lực không ra quyền lực này. Việc sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn.
[Luyện tập] Câu 1: Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng/ b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại/ c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm/ d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến c
Nội dung châm biếm của bốn bài ca dao là phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư, tật xấu của các hạng người khác nhau cùng những sự việc đáng cười trong xã hội.
[Luyện tập] Câu 2: Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
Trả lời:
Những bài ca dao châm biếm trên giống truyện cười dân gian ở chỗ là:
- Có nội dung và đối tượng châm biếm,
- Phê phán những thói hư tật xấu, các hiện tượng đáng cười trong xã hội.
- Tạo ra tiếng cười
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sau phút chia ly - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đại từ - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Qua đèo ngang - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát châm biếm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ hán việt - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cổng trường mở ra - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bố cục trong văn bản - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - Ngứ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phò giá về kinh - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ đồng nghĩa - Ngữ văn 7
Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 7 - Cánh diều
- Sách bài tập Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 7 - Cánh diều
- SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 7 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 7
- SBT Toán lớp 7
- Vở bài tập Toán 7
- Giải môn Toán học lớp 7
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 7 - Cánh Diều
- Văn mẫu 7 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 7 - Cánh diều
- SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 7 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức siêu ngắn
- SBT Ngữ văn lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm văn 7
- Văn mẫu lớp 7
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 7
- Soạn văn 7 chi tiết
- Soạn văn 7 ngắn gọn
- Soạn văn 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn 7
- Bài văn mẫu 7
Lịch Sử
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Tập bản đồ Lịch sử 7
- SBT Lịch sử lớp 7
- VBT Lịch sử lớp 7
- Giải môn Lịch sử lớp 7
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 7 - Cánh Diều
- SGK Tin học 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 7
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 7 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 7 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 7 - Friends Plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 7 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 7 - English Discovery
- Tiếng Anh 7 - Right on!
- Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 7 - Friends Plus
- Tiếng Anh 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7
- SBT Tiếng Anh lớp 7 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7 Mới
Công Nghệ
- SGK Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7 - Cánh diều
- SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều
- SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- SGK Âm nhạc 7 - Cánh diều
- SGK Âm nhạc 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Âm nhạc 7 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 7