Bài soạn siêu ngắn: Qua đèo ngang - Ngữ văn lớp 7
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.
- Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
- Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? .
- Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
- Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
- Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
- [Luyện tập] Câu 1: Tìm hàm nghĩa cụm từ ta với ta?
Tìm hiểu chung tác phẩm
1. Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ 19 ở làng Nghi Tàm nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội.
- Bà là một nữ sỹ tài hoa hiếm hoi trong thời trung đại.
- Hiện còn để lại 6 bài thơ Nôm Đường luật trong đó có bài qua đèo ngang.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài thơ được ra đời thế kỉ 19, khi bà lần đầu xa nhà, xa quê vào kinh đô Huế nhận chức “cung trung giáo tập” (dạy nghi lễ cho các cung nữ, phi tần theo chỉ dụ nhà vua).
- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.
Trả lời:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Đường luật là luật thơ có từ đời Đường, từ năm 618 đến năm 907 ở Trung Quốc.
- Số câu: gồm 8 câu trong 1 bài.
- Số chữ: 7 chữ trong 1 câu.
- Cách gieo vần: chỉ 1 vần – cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8: tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).
- Phép đối sử dụng ở các cặp câu: 3 – 4; 5 – 6.
Ví dụ: Lom khom/dưới núi/tiều vài chú
Lác đác/bên sông/chợ mấy nhà
- Có luật bằng trắc, luật niêm chặt chẽ.
- Bố cục có 4 phần: Đề - Thực - Luận - Kết.
=> Không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật.
Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Trả lời:
Cảnh tượng Đèo Nganh được miêu tả ở thời điểm: bóng xế tà, thời điểm cuối của một ngày => con người thường có những suy tư, dễ dàng bày tỏ tâm trạng buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như tác giả lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.
Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? .
Trả lời:
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết:
- Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn.
- Thời gian: chiều tà, ngày hết => cảm giác buồn vắng.
- Âm thanh: Chim đa đa gợi lên nỗi nhớ nhà, chim quốc quốc thể hiện nỗi niềm nhớ nước => càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
- Con người: tiều vai chú lom khom thể hiện sự nhỏ bé, ít ỏi. Ngoài ra, “chợ mấy nhà” thưa thớt, lèo tèo…
Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Trả lời:
Cảnh Đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên lúc chiều ta, hùng vĩ, bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng con hoang sơ, gợi cảm giác buồn vắng lặng.
Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Trả lời:
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia." => mượn cảnh nói tình
- “gia” : nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh.
- “quốc” : đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa.
=> Sự nuối tiếc thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu thương nhớ, buồn đau.
"Dừng chân đứng lại trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta"
=>Nỗi buồn cô quạnh, thầm lặng của tác giả.
Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
Trả lời:
Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang => sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn. Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu => nỗi cô đơn của tác giả càng nặng nề hơn.
[Luyện tập] Câu 1: Tìm hàm nghĩa cụm từ ta với ta?
Trả lời:
Điệp từ “ta” được sử dụng ở ngôi thứ nhất, số ít. Hai từ “ta” nhưng chỉ một con người. Ta với ta – mình đối diện mình trong cảnh trời non nước bao la. Điều này để cực tả nổi buồn thầm lặng, cô đơn, hiu quạnh tột cùng của người khách lữ thứ khi không biết chia sẻ cùng ai.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Sau phút chia ly - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đại từ - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Qua đèo ngang - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát châm biếm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ hán việt - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Cổng trường mở ra - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bố cục trong văn bản - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Những câu hát than thân - Ngứ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phò giá về kinh - Ngữ văn lớp 7
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ đồng nghĩa - Ngữ văn 7
Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 7 - Cánh diều
- Sách bài tập Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 7 - Cánh diều
- SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 7 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 7
- SBT Toán lớp 7
- Vở bài tập Toán 7
- Giải môn Toán học lớp 7
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 7 - Cánh Diều
- Văn mẫu 7 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 7 - Cánh diều
- SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 7 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức siêu ngắn
- SBT Ngữ văn lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm văn 7
- Văn mẫu lớp 7
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 7
- Soạn văn 7 chi tiết
- Soạn văn 7 ngắn gọn
- Soạn văn 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn 7
- Bài văn mẫu 7
Lịch Sử
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Tập bản đồ Lịch sử 7
- SBT Lịch sử lớp 7
- VBT Lịch sử lớp 7
- Giải môn Lịch sử lớp 7
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 7 - Cánh Diều
- SGK Tin học 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 7
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 7 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 7 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 7 - Friends Plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 7 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 7 - English Discovery
- Tiếng Anh 7 - Right on!
- Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 7 - Friends Plus
- Tiếng Anh 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7
- SBT Tiếng Anh lớp 7 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7 Mới
Công Nghệ
- SGK Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7 - Cánh diều
- SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều
- SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- SGK Âm nhạc 7 - Cánh diều
- SGK Âm nhạc 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Âm nhạc 7 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 7