Bài soạn lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Ví dụ: Đọc các đoạn trích sau:
a. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b.
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
Tha ra, thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2. Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên.
b. Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự nói chung. Yếu tố nghị luận có thể làm cho văn bản tự sự thêm sâu sắc như thế nào?
(Gợi ý: Để thực hiện các yêu cầu trên, cần chú ý mấy điểm sau:
Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì?
Để làm rõ luận điểm đó, người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào?
Các câu văn trong văn bản tự sự thường là loại câu gì? (miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định, câu ghcp có cặp từ hô ứng: nếu ... thì; không những... mà còn; cùng... càng; vì thế... cho nên...)
Các từ ngữ thường được dùng để lập luận trong văn bản tự sự là những từ ngữ nào? (tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên,...)
Trả lời:
a. Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên:
Đoạn trích (Lão Hạc của Nam Cao)
Ông Giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgíc sau:
- Nêu vấn đề: Nếu ta không tìm mà hiểu những người ở xung quanh ta thì ta luôn có cơ sở tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ: Vì sao?
- Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau
- Khi người ta khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa
- Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nở giận”.
Về hình thức: Nhiều câu mang tính chất nghị luận đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán như: Nếu …thì, vì thế …cho nên, sở dĩ …là vì,…
=> Câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí.
Đoạn trích “Kiều báo ân báo oán”- Nguyễn Du
Đoạn thoại giữa Kiều và Hoạn Thư Lập luận của Hoạn Thư 8 dòng thơ với 4 luận điểm:
- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.(lẽ thường)
- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đối xử rất tốt với cô.Khi cô trốn không đuổi theo.(kể công)
- Thứ ba: Tôi với cô trong cảnh chồng chung. Chắc gì ai nhường cho ai.
- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô.(nhận tội và đề cao tâng bốc Kiều).
b. Nghị luận trong văn tự sự
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề, một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
- Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định, phủ định và câu có các cặp quan hệ từ như: không những …mà còn, vì thế…cho nên…
- Dùng nhiều từ ngữ như: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại...
- Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao.
Ghi nhớ:
Trong văn bản tự sự để người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
[Luyện tập] Câu 1: Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ai? ...
Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Trả lời:
- Lời văn trong đoạn trích là lời của ông Giáo
- Ông Giáo đang thuyết phục chính mình, rằng vợ ông không ác để “chỉ buồn chứ không nở giận”.
- Thuyết phục về đạo lí của cuộc sống.
Cụ thể trong truyện, ông Giáo đang thuyết phục người đọc để cảm thông cho người vợ của mình, bởi thị không ác mà do hoàn cảnh sống quá đói nghèo, cơ cực nên thị phải khép mình với những người xung quanh, bản chất tốt đẹp thì bị những lo lắng của đời sống che lấp. Vì thế ta cũng không nên vì thế mà giận họ.
[Luyện tập] Câu 2: Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào ...
Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều
Trả lời:
Trong khung cảnh đối diện với Thúy Kiều, Hoạn Thư đã rất bình tĩnh đưa ra những lập luận, lí lẽ để biện minh cho bản thân mình. Lập luận của Hoạn Thư rất chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội Vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình.
Hoạn Thư giây phút đầu “ Hồn lạc phách xiêu” nhưng sau đó “Liệu điều kêu ca”
“Rằng tôi … thường tình”->Lí lẽ này xóa sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư. Từ đối lập trở thành cùng cảnh ngộ “chồng chung…cho ai”. Hoạn Thư từ tội nhân -> nạn nhân của chế độ đa thê.
Kể công: Cho Kiều ở gác viết kinh. Khi Kiều trốn không đuổi theo.
Cuối cùng nhận tất cả lỗi về mình.
Trước những lời lẽ của Hoạn Thư, Kiều phải thừa nhận rằng ả "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời" và đã chấp nhận tha cho Hoạn Thư.
Thông qua những lời lẽ biện minh, lập luận chặt chẽ của Hoạn Thư, Nguyễn Du đã tô đậm tính cách của nhân vật, làm cho nội dung tự sự trở nên mạch lạc, khúc chiết.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 9
- 👉 Bài soạn lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Xưng hô trong hội thoại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- 👉 bài soạn lớp 9: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
- 👉 bài soạn lớp 9: Chị em Thúy Kiều
- 👉 bài soạn lớp 9: Cảnh ngày xuân
- 👉 bài soạn lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
- 👉 bài soạn lớp 9: Kiều ở lầu ngưng bích
- 👉 Bài soạn lớp 9: Mã Giám Sinh mua Kiều
- 👉 bài soạn lớp 9: Trau dồi vốn từ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Thúy Kiều báo ân báo oán
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- 👉 Bài soạn lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vững
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đồng chí
- 👉 Bài soạn lớp 9: Bài thơ tiểu đội xe không kính
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về truyện trung đại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đoàn thuyền đánh cá
- 👉 Bài soạn lớp 9: Bếp lửa
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tập làm thơ tám chữ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ánh trăng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 9: Làng
- 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
- 👉 Bài soạn lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần Tiếng Việt
- 👉 Bài soạn văn 9: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp: Chiếc lược ngà
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra phần tiếng việt
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn
- 👉 Bài soạn lớp 9: Cố hương
- 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- 👉 Bài soạn lớp 9: Những đứa trẻ
Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
- Đề thi vào 10 môn Toán
- Tài liệu Dạy - học Toán 9
- SBT Toán lớp 9
- Vở bài tập Toán 9
- SGK Toán lớp 9
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
- SBT Hóa lớp 9
- SGK Hóa lớp 9
- Giải môn Hóa học lớp 9
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
- SBT Sinh lớp 9
- Vở bài tập Sinh học 9
- SGK Sinh lớp 9
- Giải môn Sinh học lớp 9
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
- Đề thi vào 10 môn Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9
- SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 9
- SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới