Bài soạn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực...
- Câu 2: Học giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ:...
- Câu 3: Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì?...
- Câu 4: Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc...
- [Luyện tập] Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát...
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Cao Bá Quát (1809-1855): Tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh.
- Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
- Phần lớn sáng tác của Cao Bá Quát là thơ chữ Hán. Ông để lại cho đời 1400 bài thơ , hơn hai chục bài văn xuôi và một số bài phú Nôm và hát nói.
- Nội dung thơ Cao Bá Quát phê phán mạnh mẽ sự bảo thủ, lạc hậu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng đổi mới và phản ánh nhu cầu đổi mới của xhViệt Nam giữa thế kỷ XIX.
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi Hội. Hành trình từ Hà Nội vào Huế đi qua nhiều tỉnh miền Trung có những bãi cát trắng mênh mông. Hình ảnh này đã gợi cảm húng cho nhà thơ sáng tác
- Thể loại: Bài thơi viết theo thể ca hành thuộc loại cổ thể phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu.
- Bố cục: 3 đoạn (dịch thơ)
- Đọan 1: 4 câu đầu - Tâm trạng của người đi đường.
- Đoạn 2 : 6 câu tiếp - thực tế cuộc đời và tâm trạng của nhà thơ.
- Đoạn 3 : Còn lại - Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn của nhà thơ.
Câu 1: Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực...
Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát.
Trả lời:
- Những yếu tố tả thực:
- Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
- Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Câu 2: Học giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ:...
Học giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: Không học được ông tiên phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! - Xưa nay, phường danh lợi - Tất tả trên đường đời - Đầu gió hơi men thơm quán rượu - Người say vô số, tỉnh bao người?
Trả lời:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”
Sử dụng điển cố “ ông tiên ngũ kĩ” -> nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thân xác theo đuổi bả công danh -> mâu thuẫn giữa khát vọng công danh với bả vinh hoa.
“ giận khôn vơi”: không muốn đi tiếp nhưng phải đi vì không còn con đường nào khác -> suy nghĩ đầy mâu thuẫn…
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?”
Từ láy “ tất tả” + hình ảnh so sánh độc đáo + câu hỏi tu từ
=> Diễn tả sự cám dỗ của danh lợi đối với người đời cũng giống như sự cám giỗ của men rượu mấy ai thoát khỏi, đồng thời tác giả bày thái độ kinh bỉ phường danh lợi.
Câu 3: Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì?...
Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.
Trả lời:
- Tâm trạng của lữ khách: chán nản ( 6 câu đầu), bế tắc ( 4 câu cuối).
- Sự vô nghĩa của chế độ khoa cử làm ông muốn thoát ra khỏi chúng.
- Câu hỏi ở câu thơ cuối: là lời nhắc nhở , thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một đường đi mới, thoát khỏi bãi cát dài càng đi càng lún. => tư tưởng rộng lớn, sâu sắc.
- Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát là trạng chán nản, mệt mỏi rã rời. Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chỗ đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lôgic. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào công danh, bổng lộc giống như cái bả lôi kéo con người, làm cho con người mê muội. Khi nhận thức ra con đường danh lợi khó khăn, tác giả như đặt ra cho mình một chọn lựa: phải thoát ra khỏi con đường danh lợi. Tác giả đã nhận ra tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Tuy tác giả chưa tìm ra cho mình một con đường nào khác, song cũng cho thấy ông không thể bước mãi trên bãi cát đầy khó khăn và vô vị đó.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc...
Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.
Trả lời:
Nhịp điệu của bài thơ rất độc đáo, những câu thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ với ngắt nhịp khá linh hoạt. Khi thì là nhịp2/3 mô phỏng bước đi khó nhọc trên bãi cát, khi là 3/5, khi lại 4/3. Những lúc dừng lại suy nghĩ, câu thơ lại kéo dài ra, nhịp thơ cũng biến hóa phù hợp. Từng nhịp điệu của bài thơ chính là tâm trạng khi khó nhọc, khi day dứt, khi đau khổ bước trên con đường của mình.
[Luyện tập] Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát...
Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.
Trả lời:
Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn vì ông là một nhà trí thức có tư tưởng tiến bộ, qua bài thơ có thể thấy được niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở, vô vọng và bị kẹt trong con đường học-thi đã bắt đầu trở nên lạc hậu, khiến cho con người bế tắc -> Tạo nên ý chí muốn chống nhà Nguyễn.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 11
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Bài soạn lớp 11: Câu cá mùa thu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thương vợ
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khóc Dương Khuê
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vịnh khoa thi hương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Lẽ ghét thương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chạy giặc
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chiếu cầu hiền
- 👉 Bài soạn lớp 11: Xin lập khoa luật
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ngữ cảnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chữ người tử tù
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- 👉 Bài soạn lớp 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chí Phèo (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Tinh thần thể dục
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập viết bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ôn tập phần văn học
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới