Bài soạn lớp 11: Thương vợ
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm:
- Câu 1:Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?
- Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?
- Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?...
- [Luyện tập] Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ...
Tìm hiểu chung tác phẩm:
Tác giả:
- Tên thật là Trần Duy Uyên, thường gọi là Tú Xương. Sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo.
- Quê quán : làng Vị Xuyên - Mỹ Lộc - Nam Định.
- Cuộc đời : 15 tuổi đi thi, đến năm 1894 đỗ tú tài. Sau, thi tiếp 12 năm liền đều không đỗ cử nhân.
- Con người : Có tài năng, tính tình phóng túng, gặp nhiều lận đận trong thi cử.
- Sự nghiệp thơ văn:
- Số lượng tác phẩm : Trên 100 bài, gồm nhiều thể loại thơ, văn tế, câu đối,…Chủ yếu là thơ Nôm.
- Sáng tác gồm 2 mảng : Trào phúng và trữ tình
- Ở mảng trào phúng, ông đã vạch ra bộ mặt thực của xã hội thời đó với tất cả tình trạng thối nát, xấu xa, bỉ ổi.
- Ở mảng trữ tình, ông thể hiện những quan niệm về đạo đức, tình cảm, những trăn trở, đau xót, bế tắc của ông trước hoàn cảnh của xã hội và của chính bản thân mình.
=> Đều bắt nguồn từ tâm huyết của ông với dân, với nước, với đời.
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Vợ ông là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương. Là người vợ hiền thảo. Bà có với ông 8 người con. Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất bại trên đường công danh, nhà thơ và các con phải sống nhờ vào sự tần tảo của bà Tú. Cảm thông với vợ, Tú Xương đã làm cả một chùm thơ tặng vợ như : Văn tế sống vợ, Tết dán câu đối,…Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ ấy.
- Đề tài: Viết về người vợ - một đề tài hiếm khi xuất hiện trong thơ ca trung đại.
- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Bố cục:
- 6 câu đầu: Hình ảnh bà Tú
- 2 câu cuối: Hình ảnh ông Tú.
Câu 1:Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?
Trả lời:
Hình ảnh bà Tú:
Hai câu thơ đầu giới thiệu về công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
“Quanh năm” ý chỉ ở đây là thời gian trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình.
“ Mom sông” hai từ đặc tả nói lên được không gian mà bà Tú lặn lội kiếm sống, muốn nói lên được vùng đất ấy là nơi đầu sóng ngọn gió. Đó không chỉ là vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán mưu sinh mà đó là vùng đất rất khó khăn, bấp bênh. Tất cả Tú Xương thể hiện được như khắc họa từng cảnh vật một để làm nền cho một thân phận khổ cực như bà Tú khi phải “ nuôi đủ năm con với một chồng” bà phải gánh vác trên đôi vai gầy một chuyện không hề dễ dàng.
Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình rằng :”Lặn lội thân cò khi quãng vắng”.
Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, từ láy lặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.
Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?
Trả lời:
Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình.Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.
Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.
“một duyên hai nợ âu đành phận”
Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
Lời “chửi” trong hai câu thơ trên là của tác giả tự trách mình.
Chửi mình bạc bẽo, hờ hững: Trong trách nhiệm và vai trò của người chồng với thái độ tự lên án, tự phán xét mình.
Chửi “thói đời” (trọng nam – khinh nữ): Định kiến khắt khe khiến ông không thể cùng san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.
Ý nghĩa của lời chửi:
- Thấy được nhân cách cao đẹp của Tú Xương
- Lên án lễ giáo phong kiến kìm kẹp người phụ nữ. Đồng thời là tấm lòng thương xót, đầy ăn năn của tác giả với vợ, với những người phụ nữ nói chung.
Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?...
Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?Qua bài thơ, anh/chị có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?
Trả lời:
Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương.
[Luyện tập] Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ...
Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữvăn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.
Trả lời:
"Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.
- Về hình ảnh: Trong ca dao, hình ảnh con cò có khá nhiều ý nghĩa: có khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó; có khi lại tượng trưng cho thân phận người lao động với nhiều bất trắc thua thiệt.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay:
Con cò mày đi ăn đêm
Nhẵm phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Như thế, con cò trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song dường như ứng vào nhân vậ cụ thể là bà Tú thì nó lại càng gợi sự xót xa, tội nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa so với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn, đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Do vậy, mà tình yêu thương của Tú Xương cũng thấm thía và sâu sắc hơn.
- Về từ ngữ:
- Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo.
- Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
- Bên cạnh đó chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ” muốn nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 11
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- 👉 Bài soạn lớp 11: Câu cá mùa thu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thương vợ
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khóc Dương Khuê
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vịnh khoa thi hương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngất ngưởng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- 👉 Bài soạn lớp 11: Lẽ ghét thương
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chạy giặc
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả
- 👉 Bài soạn lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần tác phẩm
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chiếu cầu hiền
- 👉 Bài soạn lớp 11: Xin lập khoa luật
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ngữ cảnh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chữ người tử tù
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- 👉 Bài soạn lớp 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- 👉 Bài soạn lớp 11: Chí Phèo (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 11: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- 👉 Bài soạn lớp 11: Bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Tinh thần thể dục
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập viết bản tin
- 👉 Bài soạn lớp 11: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- 👉 Bài soạn lớp 11: Ôn tập phần văn học
- 👉 Bài soạn lớp 11: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- 👉 Bài soạn lớp 11: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới