Bài soạn lớp 11: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Hướng dẫn soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Trang 43 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.


Đề 1: Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng...

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Trả lời:

a. Tự ti:

  • Khái niệm : là thái độ tự đánh giá thấp mình của một con người. Tự ti khác với khiêm tốn.
  • Biểu hiện :
    • Không tin vào năng lực , trình độ của bản thân.
    • Nhút nhát trước chỗ đông người.
    • Không dám mạnh dạn đảm nhận công việc mà tập thể hoặc gia đình giao phó.
  • Nguyên nhân gây nên căn bệnh tự ti:
    • Thiếu làm chủ bản thân.
    • Thiếu trình độ về nhận thức và năng lực.
    • Thiếu bản lĩnh sống.
  • Tác hại của căn bệnh tự ti học tập – công tác :
    • Không có ý thức vươn lên.
    • Sống khép mình trước tập thể.
    • Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt. 

b.Tự phụ: 

  • Khái niệm: Tự phụ là thái độ tự đề cao quá mức bản thân mình đến mức coi thường người khác.( tự phụ khác với tự hào).
  • Biểu hiện: 
    • Luôn đề cao quá mức bản thân mình.
    • Luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
    • Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác.

=> biểu hiện của căn bệnh “ngôi sao”.

  • Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tự phụ: 
    • Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái “tôi” của bản thân.
    • Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
  • Tác hại : 
    • Bị mọi người xa lánh,không mến trọng.
    • Dễ dẫn đến chủ quan và thất bại.

c. Mối quan hệ giữa hai căn bệnh tự ti và tự phụ 

  • Đây là 2 thái độ sống trái ngược nhưng đều có ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập công tác của mỗi người.

d. Cách khắc phục : 

  • Luôn tự chủ bản thân, không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức và năng lực của mình.
  • Phải luôn biết khiêm tốn, chân thành , hoà đồng với mọi người.
  • Biết đánh giá đúng bản thân để phát huy đúng mực điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp cho nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn.

=> Cách phân chia đối tượng được phân tích theo mối quan hệ : 

  • Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng ( khaí niệm, biểu hiện, nguyên nhân tạo nên đối tượng )
  • Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan ( tác hại của tự ti và tự phụ với học tập và công tác).
  • Quan hệ giữa đối tượng phân tích với người phân tích ( cách khắc phục…).

Đề 2: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

Trả lời:

  • Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giầu hình tượng và cảm xúc qua các từ láy
    • “lôi thôi” : gợi hình ảnh nhếnh nhác, luộm thuộm của các sĩ tử
    • “ậm oẹ”: gợi âm thanh lời nói thiếu nghiêm túc, thiếu trang nghiêm của quan trường
  • Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ:
    • Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.
      • Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc => hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.
    • Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:
      • Sĩ tử : luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.
      • Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.
      • Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.
      • Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc
  • Cảm nhận cảnh thi cử:

Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử. Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 11

Soạn bài môn văn lớp 11 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 11, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.