Bài soạn siêu ngắn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Ngữ văn lớp 8
Nội dung bài gồm:
- I. Chủ đề của văn bản
- II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- [Luyện tập] Câu 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo yêu cầu nêu ở dưới: Rừng cọ quê tôi ...
- [Luyện tập] Câu 2: Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”: a. Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc;/ b. Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện;...
- [Luyện tập] Câu 3: Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai một số ý sau: a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang;/ b. Con đường đến trường trở nên lạ;/ c. Mẹ nắm tay dẫn đến trường;/ d. Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự;...
I. Chủ đề của văn bản
Ví dụ: Văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh
1. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình đó là buổi đầu tiên được đi học, những cảm xúc bâng khuâng, bỡ ngỡ của "tôi" (theo trình tự thời gian) trong buổi tựu trường đầu tiên.
2. Chủ đề văn vản Tôi đi học là: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời nhân vật "tôi".
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
1. Văn bản “tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên. Ta căn cứ vào:
- Nhan đề: Tôi đi học
- Các phần, các đoạn phải hướng tới nhan đề.
- Có các từ ngữ nói về "tôi"
- Có các từ ngữ nói về tâm trạng của "tôi"
=> Nêu bật tâm trạng của nhân vật.
2. Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời:
- Hàng năm cứ vào cuối thu… lòng tôi lại nao nức nhỮng kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.
- Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.
- Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất…
3. Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ đan xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp:
Khi cùng mẹ đến trường:
Cảm nhận con đường: Quen đi lại lắm lần -> thấy lạ, cảnh vật thay đổi.
Thay đổi hành vi:
Không lội sông thả diều hay ra đồng nô đùa nữa ->đi học, cố làm như một học trò thực sự.
Khi cùng các bạn vào lớp:
Cảm thấy xa mẹ (Trước đó đi chơi cả ngày không thấy xa nhà, xa mẹ. Nay mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ nhớ nhà).
[Luyện tập] Câu 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo yêu cầu nêu ở dưới: Rừng cọ quê tôi ...
Trả lời:
a. Văn bản trên viết về rừng cọ quê tôi.
- Văn bản viết về sự gắn bó trong cuộc sống của những người dân sông Thao với rừng cọ quê mình.
- Trình tự: giới thiệu rừng cọ, lá cây cọ, tác dụng của cây cụ và tình cảm gắn bó với cây cọ.
=> Các ý trong văn bản được sắp xếp hợp lí, do đó, không nên thay đổi.
b. Chủ đề của văn bản trên là: Tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ.
c. Chứng minh chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản:
- Nhan đề: Rừng cọ quê tôi
- Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ
- Ngôi trường tôi học khuất sau rừng cọ
- Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ
- Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ
- Người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình….
=> Từ nhan đề đến các ý triển khai, tập trung vào đối tượng của văn bản là rừng cọ; nói về sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân với rừng cọ.
d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản đó là:
- Các từ ngữ: Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,...
- Các câu tiêu biểu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.“, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”…
[Luyện tập] Câu 2: Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”: a. Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc;/ b. Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện;...
Trả lời:
Ý làm cho bài viết lạc đề đó chính là : b,d
=>Vì nếu thêm hai ý này vào thì bài viết sẽ không đảm bảo tính thống nhất chủ đề.
[Luyện tập] Câu 3: Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai một số ý sau: a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang;/ b. Con đường đến trường trở nên lạ;/ c. Mẹ nắm tay dẫn đến trường;/ d. Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự;...
Trả lời:
Trong những ý trên, có những ý lạc đề, xa đề vì không phục vụ cho việc phân tích dòng cảm xúc thiết tha của nhân vật “tôi” trong văn bản. Đó là ý: c,h
Các ý còn lại ta có thể sắp xếp như sau: a - b - d - e - g
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tôi đi học - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trường từ vựng - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn:Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trong lòng mẹ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Lão Hạc - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trợ từ, thán từ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tình thái từ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chương trình địa phương - Ngữ văn lớp 8
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới