Bài soạn siêu ngắn: Trợ từ, thán từ - Ngữ văn lớp 8
Nội dung bài gồm:
- I. Trợ từ
- [Luyện tập] Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?...
- [Luyện tập] Câu 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau: a. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một dồng quà....
- [Luyện tập] Câu 3: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao)...
- [Luyện tập] Câu 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì ? a. Chuột Cống chùi hộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng hay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ? ”Lũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm...
- [Luyện tập] Câu 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
- [Luyện tập] Câu 6: Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.
I. Trợ từ
Ví dụ 1:
Trả lời:
Nghĩa của các câu trên khác nhau ở chỗ:
- Nó ăn hai bát cơm =>Lời kể khách quan
- Nó ăn những hai bát cơm => Nhấn mạnh, kèm theo thái độ đánh gía
- Nó ăn có hai bát cơm => Nhấn mạnh, kèm theo thái độ đánh giá
Sở dĩ có sự khác nhau đó là vì:
- Cả ba câu đều có thông tin sự kiện nhưng câu hai và câu 3 có thêm thông tin bộc lộ
- Các từ những và có đi kèm với những từ ngữ sau nó để bày tỏ thái độ đánh giá đối với sự việc được nói đến.
- Những hàm ý nói hơi nhiều (so với bình thường)
- Có hàm ý hơi ít (So với bình thường).
II. Thán từ
Ví dụ 1: SGK
Trả lời:
- Các từ này, vâng là biểu thị hỏi đáp
- A là biểu thị bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Ví dụ 2: SGK
Trả lời:
- Những câu trả lời đúng là: b,c
Ghi nhớ: SGK
[Luyện tập] Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?...
Trả lời:
- Những từ in đậm là trợ từ, thán từ là: a, c, g, i
- Những từ in đậm không phải là trợ từ, thán từ là: b, d, e, h
[Luyện tập] Câu 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau: a. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một dồng quà....
Trả lời:
a. Lấy: Nhấn mạnh mức độ tối thiểu (mẹ Hồng không gởi cho Hồng một lá thư nào mà đáng lẽ ra phải gởi ít nhất là một lá)
b. Nguyên: Nhân mạnh số lượng (chỉ tiền thách cưới bên nhà gái thôi là đã quá cao, chưa kể đến những thứ tiền khác phải lo cho đám cưới).
Đến: Nhấn mạnh về mức độ cao của mố bền phải lo cho đám cưới.
c. Cả: Nhấn mạnh về mức độ cao của việc hao tốn cho con Vàng ăn
d. Cứ: Biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định.
[Luyện tập] Câu 3: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao)...
Trả lời:
a. Này (gọi)
À (chợt nhận ra điều gì)
b. Ấy (nhấn mạnh điều sắp nói)
c. Vâng (đáp)
d. Chao ôi (bộc lộ cảm xúc chua xót)
e. Hỡi ơi (gọi, bộc lộ cảm xúc buồn đau)
[Luyện tập] Câu 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì ? a. Chuột Cống chùi hộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng hay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ? ”Lũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm...
Trả lời:
a. Haha: bộc lộ cảm xúc khoái chí
Ái ái: bộc lộ cảm xúc, thái độ đau đớn, van xin.
b. Than ôi: Bộc lộ cảm xúc nuối tiếc.
[Luyện tập] Câu 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
Trả lời:
- A! Mùa xuân đã về rồi, hoa đua nhau khoe sắc
- Chao ôi! Đứa bé con nhà ai mà đáng yêu quá chừng
- Chính tôi là người mách với cô giáo chuyện Nam bỏ học ngày hôm qua.
- Này, cậu đừng có hỗn với người lớn như vậy chứ.
- Trời ơi! Tại sao tôi lại làm bài thi hôm nay dở như vậy chứ.
[Luyện tập] Câu 6: Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Gọi dạ bảo vâng.
Trả lời:
- Nghĩa đen: câu tục ngữ dùng thán từ hỏi đáp để bộc lộ sự lễ phép.
- Nghĩa bóng: Phê phán những người chỉ biết nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tôi đi học - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trường từ vựng - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn:Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trong lòng mẹ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Lão Hạc - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tóm tắt văn bản tự sự - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Trợ từ, thán từ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tình thái từ - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chiếc lá cuối cùng - Ngữ văn lớp 8
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chương trình địa phương - Ngữ văn lớp 8
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới