Bài soạn siêu ngắn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - trang 56 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

 


I. Từ ngữ địa phương

Trả lời ví dụ:

Bắp, bẹ = ngô =>Từ đồng nghĩa

Bắp, bẹ             =>Từ địa phương

Ngô                   => Từ toàn dân

II. Biệt ngữ xã hội

Trả lời ví dụ:

a.

  • Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa, tuy nhiên, trong hoàn cảnh và trường hợp khác nhau thì được gọi khác nhau. Ở đây, mẹ được dùng để miêu tả những suy nghĩ của bé Hồng. Trong khi đó, mợ được dùng khi Hồng trả lời người cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
  • Trước cách mạng tháng Tám 1945, chỉ có tầng lớp trung lưu, thượng lưu thường dùng từ mợ để gọi mẹ, từ cậu để gọi cha.

b. Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

  • Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.
  • Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Lưu ý: SGK

[Luyện tập] Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

Từ địa phương

Từ toàn dân

Cái cươi

Cái sân

Con tru

Con trâu

Trấy

Quả

Nác

Nước

Cái chi

Cái gì

Cấy chi

Cái gì

Chén

Bát

Ghe

Thuyền

Cây viết

Bút

Cơn

Cây

Đậu phộng

Lạc

Náng

Nướng

Cắm

Cắn

Mần

Làm

 

[Luyện tập] Câu 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)

Trả lời:

Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:

  • Bùng học nghĩa là bỏ học

Ví dụ: Thằng Tuấn nó nghiện game nên bùng học suốt.

  • Tạch nghĩa là thi trượt

Ví dụ: Đề thi năm nay khó quá nên chưa cần biết điểm Tuấn đã biết mình bị tạch.

  • Gậy nghĩa là điểm 1

Ví dụ: Nam sáng nay mới bị cô giáo cho một gậy vào sổ đầu bài vì tội không học bài.

Một số tư ngữ của tầng lớp khác:

  • Xịt lô có nghĩa là trượt lô đề.

Ví dụ: Chiều nay mới đánh con 18 nhưng tối này nó lại về 24 nên xịt mất mấy trăm.

  • Một lít có nghĩa là 100 nghìn đồng

Ví dụ: Mày bán cho tao đôi giày này một lít nha.

[Luyện tập] Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương? a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương./ b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác./ c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp./ d. Khi làm bài tập làm văn./ e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo./ g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a

Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương: b, c, d, e, g

[Luyện tập] Câu 4: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương

Trả lời:

 

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

 

Non Hồng ai đắp mà cao,

Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?

 

Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều

Như cơn trên rú, như diều trên không

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 8. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 8 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.