Bài soạn siêu ngắn:Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn lớp 8

Bài soạn siêu ngắn: Tức nước vỡ bờ - trang 28 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • Ngô Tất Tố ( 1893 -1954 ) quê ở Bắc Ninh. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước 1945, một nhà báo nổi tiếng, một học giả uyên bác am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác. 
  • Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

2. Tác phẩm:

  • Văn bản trích chương 18 của tiểu thuyết Tắt đèn (gồm 26 chương, xuất bản 1940).
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “ngon miệng hay không”. =>Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
    • Phần 2: Phần còn lại =>Cảnh chị Dậu đối mặt với bọn tay sai.
  • Tóm tắt đoạn trích:

Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chồng "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Anh Dậu mới kề bát cháo đến miệng thỡ cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến thúc sưu. Chị Dậu từ tốn van xin khất số tiền sưu còn thiếu. Cai lệ quát mắng chị sa s? nhưng chị vẫn cố chịu nhẫn nhục van xin. Cai lệ không nghe lời van xin của chị Dậu, hắn đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu liều cự lại đánh tên cai lệ và người nhà lí trưởng với cơn giận không nguôi "Thà ngồi tù. dể cho chúng làm tinh làm tội mãi thế, tôi không chịu được."

Câu 1: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

Chị đang trong tình thế nguy ngập: chồng chị ốm nặng, rũ rượi như một xác chết còn bị cai lệ đòi nộp sưu thuế.

Câu 2: Phan tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?

Trả lời:

  • Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là "nghề" của hắn
  • Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu: Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn. Tay sai chuyên nghiệp, đánh trói người là "nghề" của hắn, dùng lời lẽ thú tính, nhẫn tâm và hung bạo

=> Bản chất hung bạo, dữ tợn

= > Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh "nhà nước", "phép nước". Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

Câu 3: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?

Trả lời:

Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích: Ban đầu chị còn nhún nhường, van xin nhưng tên cai lệ vẫn không chịu tha cho chồng chị, còn đánh đấm chị => Chị liều mạng cự lại bằng lý lẽ, thay đổi xưng hô thành Tôi – ông, mày – bà => tên cai lệ tát chị => chị vùng lên quật ngã lại bọn tay sai

=> chị Dậu là người phụ nữ hiền lành, thương chồng, sống nhẫn nhục và có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vật có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Câu 5: Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Trả lời:

Đó là sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật. 

  • Chị Dậu đứng trước 2 lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
  • Lúc đầu, là sự nhịn nhục “cố thiết tha” van xin => Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại. 
  • => Không còn van xin, chị đấu lí và thay đổi cách xưng hô =>chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng. 
  • " bà – mày" => tư thế của kẻ bề trên => Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.  

Vì vậy nhà văn phê bình Vũ Ngọc Phan mới nhận xét cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ mà một đoạn tuyệt khéo.

Câu 6: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân?

Trả lời:

Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

Cuộc sống quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 8. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 8 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.