Bài soạn siêu ngắn: Tự tình - Ngữ văn lớp 11
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
- Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
- Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
- Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.
- [Luyện tập] Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)...
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
- Hồ Xuân Hương, quê : Nghê An nhưng sống chủ yếu ở Thăng Long.
- Cuộc đời: lận đận, tình duyên gặp nhiều ngang trái.
- Con người: Sắc sảo, cá tính và rất bản lĩnh.
- Sự nghiệp sáng tác:
- Được mênh danh là “Bà chúa thơ Nôm”
- Nghệ thuật: trào phúng mà trữ tình, táo bạo mà tinh tế, đậm đà chất văn học dân gian.
- Nội dung: tiếng nói thương cảm, khẳng định, đề cao vẻ đẹp khát vọng của người phụ nữ
Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là bài thứ hai trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Kết cấu: Đề - thực – luận – kết.
Câu 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
- Hai câu đầu tiên:
Thời gian “ đêm khuya”, không gian: trống trải, mênh mông => gợi lên tâm trạng buồn và trống vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
- Hai câu thơ tiếp:
Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải sầu nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.
Câu 2: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và câu 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Trả lời:
Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục, mềm yếu; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rất chắc nhưng giờ cũng ngọn hơn để đâm toạc chân mây.
Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhà thơ.
Câu 3: Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
Trả lời:
Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người (tuổi trẻ) thì không.. Xuân đi xuân lại lại chính là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ.
Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy. Tác giả sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức bé nhỏ. Mảnh tình bé nhỏ lại đem san sẻ để chỉ còn tí con con.
=> Đó là tâm trạng của kẻ làm lẽ nhưng cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ thật mong manh và không được nhận một cách chính đáng.
Câu 4: Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.
Trả lời:
Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.
[Luyện tập] Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II)...
Trả lời:
Hai bài thơ Tự tình (bài I) và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng và khác biệt:
Tương đồng:
- Nội dung: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh và sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.
- Nghệ thuật:
- Cùng sử dụng thể thơ Đường luật
- Đều mượn cảm thức về thời gianvà không gian rộng, yên tĩnh để thể hiện tâm trạng.
- Sử dụng những từ ngữ có sức gợi: văng vẳng, cái hồng nhan, tí con con, rền rĩ, mõm mòm, già tom,...
Khác biệt:
- Tự tình (bài I): sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước sự bất hạnh của người phụ nữ trong kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi. Đồng thời, cũng là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.
- Tự tình (bài II): Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Vào phủ Chúa Trịnh - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Tự tình - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Câu cá mùa thu - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Thao tác lập luận phân tích - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Khóc Dương Khuê - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Vịnh khoa thi hương - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngất ngưởng - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chạy giặc - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Chiếu cầu hiền - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Lẽ ghét thương - Ngữ văn lớp 11
- 👉 Bài soạn siêu ngắn: Xin lập khoa luật - Ngữ văn lớp 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 11
- SBT Toán lớp 11 Nâng cao
- SBT Toán 11 Nâng cao
- SGK Toán 11 Nâng cao
- SBT Toán lớp 11
- SGK Toán lớp 11
Vật Lý
- SBT Vật lí 11 Nâng cao
- SGK Vật lí lớp 11 Nâng cao
- SBT Vật lí lớp 11
- SGK Vật lí lớp 11
- Giải môn Vật lí lớp 11
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 11
- SBT Hóa học 11 Nâng cao
- SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao
- SBT Hóa lớp 11
- SGK Hóa lớp 11
Ngữ Văn
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11 Nâng cao
- SBT Sinh lớp 11
- SGK Sinh lớp 11
- Giải môn Sinh học lớp 11
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 11 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 11
- SGK Tiếng Anh lớp 11
- SBT Tiếng Anh lớp 11 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 11 Mới