Bài soạn siêu ngắn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả - Ngữ văn lớp 11

Bài soạn siêu ngắn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - phần tác giả - trang 56 sgk ngữ văn lớp 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu...

Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh/chị cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ?

Trả lời:

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) ) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
  • Sinh tại quê mẹ- làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (tp Hồ Chí Minh)
  • Xuất thân: trong gia đình nhà nho
  • Cuộc đời tác giả trước và sau khi Pháp xâm lược:
    • Trước khi Pháp xâm lược: 
      • Năm 1843: Đỗ tú tài - Năm 1849: nghe tin mẹ mất -> bỏ thi -> chịu tang -> bị mù 
      • Sau đó về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn 
    • Sau khi Pháp xâm lược (1859)
      • Tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
      • Sáng tác thơ văn phục vụ kháng chiến .
      • Thực dân Pháp mua chuộc, dụ dỗ -> kiên quyết bất hợp tác với kẻ thù.
      • Năm 1888, ông mất trong sự tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước

=> Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước ,thương dân và thái độ kiên trung ,bất khuất trước kẻ thù.

Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Trả lời:

  • Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
    • Thể hiện rõ trong tác phẩm Lục Vân Tiên
    • Vừa mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
    • Mẫu người lí tưởng:

Nhân hậu, thủy chung

Bộc trực, ngay thẳng

Trọng nghĩa hiệp…

    • Thể hiện qua thơ văn yêu nước chống Pháp
    • Ghi lại chân thực giai đoạn lịch sử đau thương, khổ nhục của đất nước
    • Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta
    • Biểu dương, ca ngợi những anh hùng đã chiến đấu và hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc

=> Thơ văn của nguyễn đình chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, khích lệ tới tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân.

Câu 3: Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này?

Trả lời:

Đối với Nguyễn Trãi:

  • Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa.
  • Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. Ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
  • Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù.
  • Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu.

Đối với Nguyễn Đình Chiểu:

  • Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi rèn dũa con người. Như vậy, phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.
  • Ông ca ngợi những đạo lí truyền thống của dân tộc, trung hiếu với vua, đặc biệt ông còn đề cao chữ tiết hạnh:

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

[Luyện tập] Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu" ?

Trả lời:

Câu nói nêu lên dặc điểm cơ bản nhất trong con người,tâm hồn và trong thơ văn Nguyễn Đình Chỉểu.Đó là lòng yêu thương,kính trọng người lao động, những con người có cuộc đời nghèo khổ nhưng có tâm hồn trong sáng, lương thiện. Nhìn vào cuộc đời và thơ văn của ông ta có thể nhận thấy:

  • Về cuộc đời: gắn bó với nhân dân, làm thầy dạy,vừa bốc thuốc,chữa bệnh cho nhân dân. Ông còn đứng về phía nhân dân, lên án thế lực tội ác, không hợp tác với giặc mà vẫn giữ một lòng sắt son với nhân dân đến hơi thở cuối cùng.
  • Về sự nghiệp văn chương: tập trung khắc hoạ những người dân lao động bình thưởng nhất: ông Ngư, ông Tiều, những người nghĩa sĩ Cần Giuộc....

Nhà thơ gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường => một quan điểm nhân dân rất tiến bộ .

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 11. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 11 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.