Giải hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 22: Tính theo phương trình hóa học - trang 75 sách giáo khoa hóa học 8. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt hóa học 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học nhé Tiêu đề: Giải hóa bài 22: Tính theo phương trình hóa học


I. Tóm tắt lý thuyết

Cách tìm khối lượng, thể tích chất tham gia và sản phẩm:

  • Bước 1: Viết phương trình hóa học
  • Bước 2: Chuyển khối lượng chất và thể tích chất khí thành số mol chất.
  • Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
  • Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n x M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4 x n)

II. Giải bài tập sgk

Giải câu 1. Sắt tác dụng với axit clohiđric...

Sắt tác dụng với axit clohiđric:     Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

Hướng dẫn giải

Ta có: nFe = m/M = 2,8/56 = 0,05 mol

a) PTHH:   Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.  (1)

Tỉ lệ :         1      2            1        1

               0,05     0,1                0,05

Theo phương trình (1) ta có: nH2 = nFe = 0,05 mol

=>Thể tích khí thu được ở đktc là: 

VH2 = 22,4 . n = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít

b) Theo phương trình (1) ta có: 

nHCl = 2nFe = 2 . 0,05 = 0,1 mol

=>Khối lượng HCl cần dùng là:

mHCl = M . n = 0,1 . 36,5 = 3,65 g

Giải câu 2. Lưu huỳnh S cháy trong không khí...

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.

b) Biết khối lượng lưu huỳnh đioxit tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm:

  • Thể tích khí lưu huỳnh đioxit sinh ra ở đktc
  • Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.

Hướng dẫn giải

a) PTHH:       S + O2 → SO   (1)

Tỉ lệ              1     1        1

b. Ta có nS = m/M = 1,6/32= 0,05 mol 

Theo phương trình (1) ta có: nSO2= nS = nO2 = 0,05 mol

=> Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là:

VSO2 = 22,4.n = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít

=>Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là:

VO2 = 22,4.n = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít

Do khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí

=> Vkk = 5VO2 = 5 . 1,12 = 5,6 lít

Giải câu 3. Có phương trình hóa học sau...

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 →(to) CaO + CO2

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO ?

b) Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3 ?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?

Hướng dẫn giải

PTHH: CaCO3 →(to)  CaO + CO2   (1)

Tỉ lệ :     1                  1         1

a) Theo phương trình (1) ta có:

nCaCO3 =  nCaO = m/M = 11,2/56 = 0,2 mol

Vậy cần dùng 0,2 mol CaCO3 để điều chế CaO

b) Theo phương trình (1) ta có:

 nCaCO3= nCaO = 7/56 = 0,125 mol

=>Khối lượng CaCO3 cần thiết là:

mCaCO3 = M . n = 100 . 0,125 = 12,5 gam

c) Theo phương trình (1) ta có:

nCaCO3 =  nCO2 = 3,5 mol

=>Thể tích khí CO2 sinh ra là:

 VCO2 = 22,4 . n = 22,4 . 3,5 = 78,4 lít

d) Theo phương trình (1) ta có:

nCaCO3 =  nCaO = nCO2= 13,44/22,4= 0,6 mol

Vậy khối lượng các chất: 

  • mCaCO3 = 0,6 . 100 = 60 gam
  • mCaO = 0,6 . 56 = 33,6 gam

Giải câu 4. a) Cacbon oxit CO tác dụng với...

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học

b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol CO2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất ?

c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.

Giải hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Hướng dẫn giải

a) PTHH:  2CO + O2 →(to) 2CO2

Tỉ lệ :         2        1             2

b) Để thu được một chất khí duy nhất là CO2 thì các chất tham gia phản ứng vừa đủ với nhau. Theo phương trình phản ứng

=>nO2=1/2nCO= ½.20 =10 mol

c) Bảng số mol các chất:

Giải hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Giải câu 5. Hãy tìm thể tích khí oxi đủ ...

Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A. Biết rằng:

- Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552

- Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75% C và 25% H

Các thể tích khí đo ở đktc.

Hướng dẫn giải

Khí A có tỉ khối với không khí là 0,552 (dA/kk = 0,552)

=> MA = 29 . 0,552 = 16 g

Trong 1 mol khí A có:

mC = 16.75% = 12 (g) => nC = 12/12 = 1 mol

mH = 16.25% = 4 (g) => nH = 4/1 = 4 mol

Vậy công thức hóa học của khí A là CH4

PTHH:   CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Tỉ lệ        1         2         1         2

nCH4 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Theo phương trình phản ứng nO2 = 2nCH4 = 2.0,5 = 1 mol

Thể tích khí O2 cần là : VO2 = 1.22,4 = 22,4 (lít)

Xem thêm lời giải Giải môn Hóa học lớp 8

Giải Hóa học lớp 8, soạn bài Hóa học lớp 8, làm bài tập bài thực hành Hóa học 8. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk Hóa học lớp 8. Ngoài phần tổng hợp lý thuyết, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.