Giải hóa 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
I. Tóm tắt lý thuyết
Sự khử: Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử
Sự oxi hóa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Chất khử: là chất chiếm oxi của chất khác.
Chất oxi hóa: là khí oxi hoặc chất nhường oxi cho các chất khác.
Phản ứng oxi hóa – khử
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
II. Giải bài tập sgk
Giải câu 1. Hãy chép vào vở bài tập...
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác;
B. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác;
C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác;
D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa;
E. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Hướng dẫn giải
Các đáp án đúng là: B, C, E.
A. Sai do chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác;
D. Sai do phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Giải câu 2. Hãy cho biết trong những phản...
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Lợi ích và tác dụng của mỗi phản ứng?
a) Đốt than trong lò: C + O2 →(to) CO2
b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim:
Fe2O3 + 3CO →(to) Fe + 3CO2
c) Nung vôi: CaCO3 →(to) CaO + CO2
d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
Hướng dẫn giải
Phản ứng a, b và d là phản ứng oxi hóa khử vì có sự cho nhận nguyên tử oxi.
- Phản ứng a tỏa nhiệt tạo ta nhiệt lượng cần thiết.
- Phản ứng b sau phản ứng ta thu được kim loại sắt trong công nghiệp luyện kim.
- Phản ứng c giúp ta có vôi sống để dùng trong công nghiệp hay xây dựng công trình dân dụng.
- Phản ứng d là phản ứng có hại, làm gỉ sắt kim loại, các vật dụng khác.
Giải câu 3. Hãy lập các phương trình hóa...
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO --->(to) CO2 + Fe
Fe3O4 + H2 --->(to) H2O + Fe
CO2 + Mg --->(to) MgO + C
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Các phản ứng sao đây là phản ứng oxi hóa - khử do xảy ra sự nhường và chiếm lấy nguyên tử oxi:
- Fe2O3 + 3CO →(to) 3CO2 + 2Fe
- F3O4 + 4H2 →(to) 4H2O + 3Fe
- CO2 + 2Mg →(to) 2MgO + C
Các chất oxi hóa: Fe2O3, Fe3O4, CO2 do nhường oxi cho các chất CO, H2, Mg
Các chất khử: CO, H2, Mg do nhận oxi từ các chất Fe2O3, Fe3O4, CO2
Giải câu 4. Trong phòng thí nghiệm người...
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;
b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c) Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.
Hướng dẫn giải
a) PTHH: Fe3O4 + 4CO →(to) 4CO2 + 3Fe (1)
Tỉ lệ 1 4 3
Fe2O3 + 3H2 →(to) 3H2O + 2Fe (2)
Tỉ lệ 1 3 2
b) Từ phương trình (1) ta có: nCO = 4nFe3O4 = 0,2.4 = 0,8 mol
=> Thể tích khí CO cần dùng là: V CO = 0,8.22,4 = 17,92 (lít)
Từ phương trình (2) ta có: nH2 = 3nFe2O3 = 0,2.3 = 0,6 mol
=> VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 (lít)
c) Từ phương trình (1) ta có:: nFe = 3nFe3O4 = 0,2.3 = 0,6
=> mFe = 0,4.56 = 33,6 (g)
Từ phương trình (2) ta có : nFe = 2nFe2O3 = 0,2.2 = 0,4 => mFe = 0,4.56 = 22,4 (g)
Giải câu 5. Trong phòng thí nghiệm người...
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra;
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng;
c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (ở đktc).
Hướng dẫn giải
a) Ta có nFe = \(\frac{11,2}{56}\) = 0,2 (mol)
PTHH: Fe2O3 + 3H2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 3H2O + 2Fe
Tỉ lệ : 1mol 3mol 3mol 2mol
0,1 0,3 0,3 0,2
b) Từ phương trình trên => nFe2O3 = 0,1 (mol)
=>Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng: mFe2O3 = 0,1.(56.2+16.3) = 16 (g)
c) Từ phương trình trên => nH2 = 0,3 (mol)
Thể tích khí hiđro đã tiêu thụ: VH2 = 22,4.0,3 = 6,72 (lít).
Xem thêm lời giải Giải môn Hóa học lớp 8
- 👉 Giải hóa 8 bài 2: Chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 4: Nguyên tử
- 👉 Giải hóa 8 bài 5: Nguyên tố hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 6: Đơn chất và hợp chất. Phân tử
- 👉 Giải hóa 8 bài 7: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 8: Bài luyện tập 1
- 👉 Giải hóa 8 bài 9: Công thức hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 10: Hóa trị
- 👉 Giải hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2
- 👉 Giải hóa 8 bài 12: Sự biến đổi chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng hóa học và phản ứng hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
- 👉 Giải hóa 8 bài 16: Phương trình hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 17: Bài luyện tập 3
- 👉 Giải hóa 8 bài 18: Mol
- 👉 Giải hóa 8 bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- 👉 Giải hóa 8 bài 20: Tỉ khối chất khí
- 👉 Giải hóa 8 bài 21: Tính theo công thức hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học
- 👉 Giải hóa 8 bài 23: Bài luyện tập 4
- 👉 Giải hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 25: Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 26: Oxit
- 👉 Giải hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi. Phản ứng phân hủy
- 👉 Giải hóa 8 bài 28: Không khí. Sự cháy
- 👉 Giải hóa 8 bài 29: Bài luyện tập 5
- 👉 Giải hóa 8 bài 30: Bài thực hành 4: Điều chế, thu khí và thử tính chất của oxi
- 👉 Giải hóa 8 bài 31: Tính chất, ứng dụng của hiđro
- 👉 Giải hóa 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
- 👉 Giải hóa 8 bài 33: Điều chế khí hidro. Phản ứng thế
- 👉 Giải hóa 8 bài 34: Bài luyện tập 6
- 👉 Giải hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5
- 👉 Giải hóa 8 bài 36: Nước
- 👉 Giải hóa 8 bài 37: Axit. Bazơ. Muối
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới