Giải địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - trang 81 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

a. Vùng đất

  • Đất liền: diện tích 331.212 km2
  • Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
  • Điểm cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây : kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

b. Vùng biển

  • Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2
  • Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta

d. Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:

  • Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
  • Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
  • Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

2. Đặc điểm lãnh thổ

a. Phần đất liền:

  • Lãnh thổ kéo dà, bề ngang hẹp
  • Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260 km.
  • Hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên độc đáo.
  • Phát triển nhiều loại hình giao thông

b. Phần biển:

  • Mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo, quần đảo và vịnh biển.
  • Có ý nghĩa về chiến lược an ninh và phát triển kinh tế.

c. Ý nghĩa

  • Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…
  • Đối với hoạt động kinh tế – xã hội: giao thông phát triển, có nhiều điều kiện cho công nông nghiệp phát triển

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất...

Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng

Trả lời:

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta:

  • Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
  • Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
  • Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ
  • Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ

Câu 2: Qua bảng 23.2, em hãy tính:

  • Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?
  • Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
  • Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?

Trả lời:

  • Nước ta có điểm cực Bắc là 23°23’B, điểm cực Nam là 8°34’B. Như vậy, từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
  • Điểm cực Đông nước ta ở kinh độ 109°24’Đ, điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ. Như vậy, từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.
  • Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.

Câu 3: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường...

Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?

Trả lời:

Vị trí địa lí đã làm cho:

  • Thiên nhiên đa dạng phong phú
  • Tự nhiên mang tính đặc sắc của khu vực khí hậu gió mùa.
  • Có nhiều thiên tai.

Câu 4: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động...

Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

Trả lời:

Ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên

  • Thiên nhiên nhiệt dới gió mùa phong phú, đa dạng.
  • Có nhiều thiên tai xảy ra như bão lũ.

Ảnh hưởng đến giao thông vận tải:

  • Xây dựng nhiều loại hình giao thông vận tải
  • Bị ảnh hương bởi thiên tai
  • Bị chia cắt do kích thước hẹp ngang.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Căn cứ vào hình 24.1 tính khoảng cách (kilomet) từ Hà Nội tới thủ đô...

Căn cứ vào hình 24.1 tính khoảng cách (kilomet) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-líp –pin, Bru-nây, Xin-ga-pho, Thái Lan?

Trả lời:

  • Xác định trên bản đồ thủ đô các nước Đông Nam Á (hình 24.1).
  • Đo, tính khoảng cách từ Hà Nội tới thủ đô các nước. Chú ý, tỉ lệ bản đồ (1cm trên bản đồ tỉ lệ 1:30.000.000 bằng 30km ngoài thực địa).

Câu 2: Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng...

Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút).

Trả lời:

Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến và chênh nhau 60 phút đồng hồ.

Câu 3: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn...

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?

Trả lời:

Thuận lợi:

  • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
  • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

  • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
  • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 8

Soạn bài địa lí lớp 8, giải địa lí lớp 8, làm bài tập bài thực hành địa lí 8. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 8. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.