Giải địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Nội dung bài gồm:
- I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
- II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
- Câu 1: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1)...
- Câu 2: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế,...
- Câu 3: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu- thời tiết nước ta?
- III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
- Câu 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa.
- Câu 2: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ...
- Câu 3: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1)...
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC
1. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông)
- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
- Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.
2. Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc.
- Nhiệt độ cao > 25oC
- Lượng mưa lớn, > 80% cả năm.
- Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
- Thuận lợi:
- Sinh vặt nhiệt đới phát triển quanh năm
- Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.
- Tăng vụ, xen canh, đa canh thuận lợi
- Khó khăn: Sâu bệnh, lũ lụt, hạn hán....
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1)...
So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.
- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
Trả lời:
Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm:
- Trạm Hà Nội tháng 1
- Trạm Huế tháng 1
- Trạm Tp. Hồ Chí Minh tháng 12.
Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm:
- Trạm Hà Nội tháng 1,
- Trạm Huế tháng 3,
- Trạm Tp. Hồ Chí Minh tháng 2
Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
Câu 2: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế,...
Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
Trả lời:
Nhiệt độ tháng cao nhất của các trạm là:
- Trạm Hà Nội là tháng 7,
- Trạm Huế là tháng 7
- Trạm Tp. Hồ Chí Minh là tháng 4.
Nguyên nhân:
- Tp.Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với thời gian cách xa nhau. Tháng 4 ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vì lúc đó có Mặt Trời qua thiên đỉnh, góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.
- Huế, Hà Nội nằm gần chí tuyến, nên trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với thời gian.
Câu 3: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu- thời tiết nước ta?
Trả lời:
- Én bay thấp, mưa ngập bờ ao, én bay cao, mưa tào lại tạnh.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm
- Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa....
Trả lời:
Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
Câu 2: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ...
Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
Trả lời:
Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau.
Bởi vì, gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.
Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.
Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.
Câu 3: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1)...
Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó?
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:
Nhận xét:
- Trạm Hà Nội: nhiệt độ trung bình năm là 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 7); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC(tháng 1). Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2 mm; lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm (tháng 8); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm (tháng 1), các tháng mùa mưa: 5, 6, 7. 8. 9, 10.
- Trạm Huế: nhiệt độ trung bình năm 25,2oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20oC (tháng 1). Tổng lượng mưa của trạm 2867,7mm; lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm (tháng 10), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1 mm (tháng 3); các tháng mùa mưa: 9, 10,11, 12.
- Trạm Tp. Hồ Chí Minh: nhiệt độ trung bình năm 27,1oC, nhiệt đọ trung bình tháng cao nhất là 28,9oC (tháng 4); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7oC (tháng 12). Tổng lượng mưa của trạm là 1931mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm (tháng 9); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm (tháng 2); các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 8
- 👉 Giải địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- 👉 Giải địa lí 8 bài 2: Khí hậu Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 14: Đông Nam Á- đất liền và hải đảo
- 👉 Giải địa lí 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- 👉 Giải địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- 👉 Giải địa lí 8 bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
- 👉 Giải địa lí 8 bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- 👉 Giải địa lí 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
- 👉 Giải địa lí 8 bài 21: Con người và môi trường địa lí
- 👉 Giải địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
- 👉 Giải địa lí 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 27: Thực hành đọc bản đồ Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình
- 👉 Giải địa lí 8 bài 30: Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
- 👉 Giải địa lí 8 bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- 👉 Giải địa lí 8 bài 35: Thực hành khí hậu, thủy văn Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- 👉 Giải địa lí 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- 👉 Giải địa lí 8 bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- 👉 Giải địa lí 8 bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- 👉 Giải địa lí 8 bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới