Giải địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam - trang 126 địa lí 8. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 8 bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a. Đất ở nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

b. Các nhóm đất chính

  • Đất Feraliy ở đồi núi thấp
  • Đất mùn núi cao:
  • Đất bồi tụ phù sa:

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

  • Đất là nguồn tài nguyên quý giá, nhà nước đã ban hành luật đất đai để bảo vệ, sử dụng đất có hiệu quả.
  • Phải sử dụng đất hợp lí:
    • Miền đồi núi: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu.
    • Miền đồng bằng ven biển: cải tạo các loại đất mặn, phèn ( thau chua, rửa mặn…) để tăng diện tích đất canh tác.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy đọc lên các loại đất ghi ở hình 36.1

Trả lời:

Quan sát hình 36.1, ta thấy nước ta có các loại đất:

  • Ở khu vực đồi, núi có các loại đất:
    • Đất mùn núi cao trên các loại đá
    • Đất Feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá
  • Ở khu vực đồng bằng sông Mã có các loại đất:
    • Đất bồi tụ phù sa trong đê
    • Đất bãi ven sông ngoài đê
  • Ở ven biển có đất mặn ven biển

Câu 2: Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, cấm chặt phá bừa bãi. Đồng thời, bên cạnh đó, cần trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Câu 3: Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi ....

Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào.

Trả lời:

Sự phân bố đất ba dan và đất đá vôi:

  • Đất ba dan: Tây nguyên, Đông Nam Bộ.
  • Đất đá vôi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: So sánh ba nhóm đất chính của nước ta rồ đặc tính, sự phân bố rà giá trị sứ dụng.

Trả lời:

Đặc điểm so sánh

Đất Feraliy ở đồi núi thấp:

 

Đất mùn núi cao:

 

Đất bồi tụ phù sa:

 

Sự phân bố

Vùng đồi núi thấp (chiếm 65%)

 

Phân bố ở vùng núi cao

(chiếm 11%).

Phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

(chiếm 24% diện tích đất).

 

Đặc tính

Chua, nghèo mùn, nhiều sét, màu đỏ vàng.

 

Đặc tính của đất là giàu mùn

 

Đất có đặc tính phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn.

 

Giá trị sử dụng

Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

 

Thích hợp trồng rừng và cây công nghiệp.

 

Thích hợp trồng cây lương thực và cây ăn quả.

 

Câu 2: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất...

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.

a. Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.

b. Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.

c. Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Nhận xét:

Quan sát vào biểu đồ ta thấy, các nhóm đất chính ở nước ta có tỉ trọng không giống nhau.

Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%)

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 8

Soạn bài địa lí lớp 8, giải địa lí lớp 8, làm bài tập bài thực hành địa lí 8. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 8. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.