Giải lịch sử 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX - trang 62 lịch sử lớp 6. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được conkec.com hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 6 bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX nhé.


                                    

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em có nhân xét gì về hình thức nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?

Trả lời:

Nước ta dưới ách đô hộ của Nhà Đường bị nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo: Cai trị trực tiếp đến huyện, đồng thời xây thành, đắp lũy, làm đường giao thông để có thể nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 2: Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước?

Trả lời:

Chính sách bóc lột của nhà Đường là:

  • Bắt nhân ân ta đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm như ngà voi, vàng, bạc…Nhân dân ta phải đối mặt với bao hiểm nguy, tính mạng.
  • Bọn thống trị vơ vét đến cùng kiệt tài nguyên của nước ta, chúng bắt nhân dan cống nộp cả quả vải. Việc hải đi phu để gánh vải trên con đường vạn dặm từ nước ta đến Trường An là công việc đầy gian nan khổ cực.
  • Như vậy, so với các thời kì trước, Nhà Đường cai trị nhân dân ta đến tận cấp huyện, chính sách bóc lột của nhà Đường có phần tàn bạo hơn. Do đó dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Câu 3: Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?

Trả lời:

Lý do khiến Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa là:

  • Do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta trong đó có gia đình Mai Thúc Loan
  • Chính sách tàn bạo, độc ác của vua quan nhà Đường trong việc bắt dân ta cống nộp và đi phụ gánh vải sang Trường An đường xa muôn dặm, cực khổ.

=>Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người đứng dậy khởi nghĩa và mọi người đồng lòng với Mai Thúc Loan.

Câu 4: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?

Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng vì:

Phùng Hưng là người có uy tín trong vùng, nhân dân căm thù chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm => Khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

 

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nước ta thời thuộc Đường có gì thay đổi?

Trả lời:

Nước ta thời thuộc Đường có những thay đổi là:

  • Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ và chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến huyện.
  • Nhà Đường cho sửa sang đường giao thông, xây thành, đắp lũy, tăng thêm quân…
  • Tăng cường bóc lột dân ta bằng các thứ tô thuế, cống nạp nặng nề.

Câu 2: Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

Trả lời:

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

  • Khoảng cuối thế kỷ VIII Mai Thúc Loan kêu gọi người dân nổi dậy nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Ông chọn Sa Nam xây dựng căn cứ xưng đế.
  • Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham- Pa tấn công thành Tống Bình làm Quang Sở Khách phải chạy vế Trung Quốc.
  • Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem mười vạn quân sang đàn áp Mai Hắc Đế thua trận.

Xem thêm lời giải Giải môn Lịch sử lớp 6

Soạn bài lịch sử lớp 6, giải lịch sử lớp 6, làm bài tập bài thực hành lịch sử 6. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk lịch sử lớp 6. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm