Giải địa lí 10 bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - trang 131 địa lí 10. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 10 bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhé.


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

  • Là sự bố trí sắp xếp phối hợp giữa các ngành sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định.
  • Nhằm phát huy những nguồn lực sẵn có để đạt được những hiệu quả cao.

2. Vai trò

  • Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường.
  • Góp phần thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.

II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  Điểm công nghiệp Khu công nghiệp tập trung Trung tâm công nghiệp Vùng công nghiệp
Khái niệm Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm có một hoặc hai, ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Là khu vực đất đai có ranh giới nhất định, có kết cấu hạ tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn. Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Đặc điểm Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán
Nằm cùng với một điểm dân cư
Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc laaoj về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.
Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống
Có ranh giới rõ ràng
Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao
Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.
Ví trí địa lí thuận lợi
Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình, công nghệ.
Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
Nơi có dân cư sinh sống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ.
Gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ sản xuất và nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
Có các ngành phục vụ, bổ trợ.
Quy mô Nhỏ, được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thị xã, thành phố, nhằm khai thác nguồn tài nguyên tại chỗ và tận dụng nguồn lao động tại chỗ. diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha, gồ nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có nhiều công nhân và có tay nghề. lớn, công nhân có trình độ tay nghề, có tầm ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế quốc gia đó. rộng lớn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp...

Em hãy nêu ví dụ cụ thể về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam hay địa phương?

Trả lời:

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có mặt ở Việt Nam:

  • Điểm công nghiệp:
    • Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La)
    • Chế biến cà phê ở Tay Nguyên
    • Chế biến gỗ ở Gia Nghĩa ( Đăk Nông)
  • Khu công nghiệp:
    • Khu chế xuất Tân Thuận
    • Khu chế xuất Linh Trung 1.
    • Khu công nghệ cao Hòa Lạc…
  • Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…
  • Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của bộ công nghiệp năm 2001, cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:
    • Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
    • Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
    • Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
    • Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
    • Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
    • Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức lãnh thổ công nghiệp?

Trả lời:

Có 4 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

Điểm công nghiệp:

  • Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán
  • Nằm cùng với một điểm dân cư
  • Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc laaoj về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

Khu công nghiệp tập trung:

  • Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân sinh sống
  • Có ranh giới rõ ràng
  • Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao
  • Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
  • Được hưởng các chính sách ưu tiên của nhà nước.

Khu trung tâm công nghiệp:

  • Ví trí địa lí thuận lợi
  • Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về quy trình, công nghệ.
  • Có các xí nghiệp nòng cốt, các xí nghiệp hỗ trợ, phục vụ.
  • Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
  • Nơi có dân cư sinh sống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tương đối đồng bộ.

Vùng công nghiệp:

  • Vùng lãnh thổ rộng lớn.
  • Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung lâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
  • Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
  • Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

Câu 2: Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam,...

Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam,  phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?

Trả lời:

Ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì:

Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên đã hình thành các khu công nghiệp lập trung.

Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung đã và đang thu vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.

Xem thêm lời giải Giải môn Địa lí lớp 10

Soạn bài địa lí lớp 10, giải địa lí lớp 10, làm bài tập bài thực hành địa lí 10. Ở đây, có kiến thức tất cả các bài học trong chương trình sgk địa lí lớp 10. Ngoài phần lý thuyết tổng hợp, các câu hỏi giữa bài, cuối bài học đều được giải dễ hiểu, dễ nhớ. Học sinh muốn xem bài nào thì click vào tên bài tương ứng ở mục lục sau

Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Hóa Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm