Giải vật lí 6 bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) - trang 87 vật lí 6. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 6 bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) nhé


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng
  • Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước...

Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng và trong cốc thí nghiệm ?

Bài giải:

Nhiệt độ của nước trong cốc thí nghiệm thấp hơn so với nhiệt độ của nước trong cốc đối chứng 

Giải câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài...

Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm ? Hiện tượng này có xảy ra ở cốc đối chứng không ?

Bài giải:

Ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm ta thấy có các giọt nước đọng lại, hiện tượng này không xảy ra ở cốc đối chứng 

Giải câu 3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc...

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không ? Tại sao ?

Bài giải:

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không phải do nước ở trong cốc thấm ra, vì cốc này làm bằng thủy tinh, thủy tinh không thấm nước.

Giải câu 4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài...

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có ?

Bài giải:

Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do không khí xung quanh cốc gặp nhiệt độ thấp do cốc tỏa ra nên bị ngưng tụ lại thành các giọt và đọng ở mặt ngoài cốc 

Giải câu 5: Vậy dự đoán của chúng ta có...

Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không ?

Bài giải:

Dự đoán của chúng ta là đúng :" Trong không khí có hơi nước. Bằng cách giảm nhiệt độ của không khí, ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này"

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài

Giải câu 6: Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ....

Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.

Bài giải:

Hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: 

  • Mưa: Do những đám mây mang hơi nước gặp hơi lạnh ngưng tụ lại.
  • Sương mù: Hơi nước trong không khí gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại 

Giải câu 7: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng...

Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

Bài giải:

Vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những giọt sương nhỏ, các hạt sương đọng trên lá cây hợp lại với nhau tạo thành các giọt nước 

Giải câu 8: Tại sao rượu đựng trong chai không...

Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn ?

Bài giải:

Rượu đựng trong chai không đậy nút, sẽ chịu các tác động từ bên ngoài môi trường, mặt thoáng của rượu tiếp xúc với không khí bên ngoài từ đó rượu bị bay hơi. Còn khi nút kín thì rượu không tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường nên không bay hơi được

Vì thế mà rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn.

Xem thêm lời giải Giải vật lí lớp 6

Giải bài tập, trả lời câu hỏi trong sgk vật lí lớp 6. Tất cả các bài học trong vật lí lớp 6 được sắp xếp trật tự, dễ dàng tìm kiếm. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu để các em học sinh học tốt hơn môn học này

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm