Giải vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 6: Lực Hai lực cân bằng - trang 21 sách giáo khoa vật lí 6. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng nhé


 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  • Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
  • Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.
  • Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
  • Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Bố trí thí nghiệm...

Bố trí thí nghiệm như hình 6.1 (SGK). Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.

Bài giải:

Ta tác động một lực lên xe, gián tiếp tác động lực vào lò xo. Vì vậy lò xo nhận một lực là nó biến dạng.

Giải câu 2: Bố trí thí nghiệm...

Bố trí thí nghiệm như ở hình 6.2 (SGK). Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.

Bài giải:

Ta tác động một lực kéo lên xe, nghĩa là tác động một lức kéo gián tiếp lên lò xo =>làm lò xo dãn ra.

Giải câu 3: Đưa từ từ một...

Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (Hình 6.3 SGK). Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.

Bài giải:

Sắt là có tính từ nên bị nam châm hút. Vì vậy, nam châm tác dụng một lực hút lên của nặng.

Giải câu 4: Dùng từ thích hợp...

Dùng từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

"lực đẩy ; lực hút; lực kéo ; lực ép"

a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1)... Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2)................. làm cho lò xo bị méo đi.

b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3)........Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4)............ làm cho lò xo bị dãn dài ra.

c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5)...

Bài giải:

a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị méo đi.

b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.

c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.

Giải câu 5: Hãy xác định phương...

Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3 (SGK).

Bài giải:

Lực do nam châm ở hình 6.3 (SGK) có phương dọc theo trục của thanh nam châm, có chiều hướng từ quả nặng về phía nam châm.

Giải câu 6: Quan sát hình 6.4...

Quan sát hình 6.4 (SGK). Đoán xem: sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau ?

Bài giải:

Quan sát hình 6.4 (SGK) ta thấy:

  • Nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang trái.
  • Nếu đội kéo co bên trái yếu hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang phải.
  • Nếu 2 đội kéo co bằng nhau thì sợi dây không chuyển động.

Giải câu 7: Nêu nhận xét v...

Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.

Bài làm:

Lực của hai đội tác dụng vào sợi dây cùng phương nhưng ngược chiều nhau.

Giải câu 8: Dùng các từ thích...

Dùng các từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

"phương ; chiều ; cân bằng; đứng yên"

a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1)....... Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2)..........

b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3).... hướng về bên trái.

c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4)............. nhưng ngược (5).............., tác dụng vào cùng một vật.

Bài giải:

a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.

b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.

c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng  phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Giải câu 9: Tìm từ thích...

Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Gió tác dụng vào buồm một ...........

b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một ......

Bài giải:

a) Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy.

b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.

Giải câu 10: Tìm một thí dụ...

Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.

Bài giải:

Ví dụ 1: 2 người tác động lực vào cái tủ, 2 lực cùng phương nhưng ngược chiều và có cùng độ lớn nên cái tủ đứng yên.

Ví dụ 2:  2 đội thi kéo co, sợi dây không dịch chuyển vì lực của của đội cùng phương, cùng chiều và có cùng độ lớn.

Xem thêm lời giải Giải vật lí lớp 6

Giải bài tập, trả lời câu hỏi trong sgk vật lí lớp 6. Tất cả các bài học trong vật lí lớp 6 được sắp xếp trật tự, dễ dàng tìm kiếm. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu để các em học sinh học tốt hơn môn học này

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm