Bài soạn siêu ngắn: Bánh chưng bánh giầy - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Bánh chưng bánh giầy - trang 9 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Thể loại: Truyện truyền thuyết
  • Bố cục: Gồm 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu -> chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
    • Phần 2: Tiếp -> hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật giẵ các lang.
    • Phần 3: Còn lại: Kết quả cuộc thi tài.
  • Sự việc chính trong truyện:
    • Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7 trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi.
    • Các lang cố ý làm vừa lòng vua bằng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu.
    • Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương.
    • Vua Hùng chọn bánh để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng.
    • Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.

Câu 1: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

  • Hoàn cảnh:
    • Giặc ngoài đã dẹp yên
    • Vua muốn nhân dân được ấm no
    • Nhà vua đã già
  • Ý định của vua Hùng: Người nối ngôi phải được chí vua, không nhất thiết phải là con trai trưởng.
  • Hình thức: Nhân ngày lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. => Nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn.

=>Vua Hùng là người biết lo cho dân và rất sáng suốt trong việc chọn người nối ngôi.

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

  • Chàng sớm mồ côi mẹ, là người thiệt thòi nhất trong các anh em.
  • Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.
  • Chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

=>Truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Trả lời:

  • Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương vì:
    • Hai thứ bánh tượng trưng cho trời đất, cỏ cây muôn loài, biểu tượng sự đùm bọc và nối được chí vua.
  • Lang Liêu là người được nối ngôi vua vì:
    • Lang Liêu có tài đức hơn hẳn các Lang, thiệt thòi nhất, hiểu được và nối được ý vua.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

  • Ý nghĩa của chuyện bánh chưng, bánh giầy:
    • Giải thích nguồn gốc và tập tục làm bánh chưng, làm bánh giầy vào dịp tết.
    • Đề cao tục thờ cúng tổ tiên, trời đất.
    • Đề cao lao động, nghề nông trồng lúa nước
    • Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước.

[Luyện tập] Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. 

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

[Luyện tập] Câu 2: Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

Trả lời:

Đọc truyện này, em thích nhất là chi tiết Lang Liêu nằm mộng và được thần đến mách bảo.

Vì, chi tiết vị thần này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, là chi tiết thường hay gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động là ở hiền sẽ gặp lành, khi gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ.

[Phần tham khảo mở rộng] Câu 1Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy bằng lời văn của em

Trả lời:

Vậy là một mùa xuân nữa lại về. Trên khắp các nẻo đường, mọi người đều nô nức mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy, cả nhà cùng nhau sum họp. Mẹ em đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, một nét ẩm thực không thể thiếu trong ngày tết truyền thống củ dân tộc Việt Nam. Và chiếc bánh chưng như khơi dậy những hồi ức trong em về truyền thuyết ý nghĩ Bánh chưng, bánh giầy.

Truyện kể về vua Hùng Vương lúc về già, vua có hai mươi người con trai nhưng không biết chọ ai xứng đáng để truyền ngôi. Giặc ngoài đã dẹp yên, đất nước muốn yên ổn, ấm no thì ngai vàng mới vững. Vì vậy, vua bèn gọi các con lại và nói:

 – Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được truyền ngôi nên cố gắng làm hài lòng vua cha nhưng ý cha muốn thế nào, không ai đoán được. Vì vậy, họ đua nhau làm những mâm cao cỗ đầy thật ngon để đem về lễ Tiên vương. Tuy nhiên, người buồn nhất là Lang Liêu, chàng là con thứ mười tám của vua nhưng mẹ chàng bị ghẻ lạnh, ốm rồi chết. Chàng ra ở riêng, quanh năm chỉ biết chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Trong nhà chỉ có lúa, khoai nên chàng chẳng biết làm gì để dâng cúng Tiên vương nên lấy làm buồn. Một đêm, chàng nằm mộng thấy một vị thần đến báo:

– Lang Liêu ! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, chàng mừng thầm. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp ngon, hạt đâu xanh, thịt lợn và lá dong trong vườn để gói thứ thánh hình vuông và đem ninh thật nhừ. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các lang lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi và trở thành vị vua kế tục đất nước.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy. Truyền thuyết đã giải thích nguồn gốc của hai loại bánh, vừa đề cao nền nông nghiệp và thể hiện truyền thống đạo hiếu, biết ơn Trời, Đất, tổ tiên của dân tộc ta.

[Phần tham khảo mở rộng] Câu 2Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn

Trả lời:

Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn bị ngày tết trong không khí vui vẻ, rộn ràng.

Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những công việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về đón tết cùng gia đình. Ông giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngoài sân, bố em đang xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khoác lên mình tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc, là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.

Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi luôn hạnh phúc và đầm ấm như vậy

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 6. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Với cách soạn này, các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 6 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm