Bài soạn siêu ngắn: Cậu bé thông minh - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Cậu bé thông minh - trang 70 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.


Tìm hiểu chung tác phẩm

  • Thể loại: Truyện cổ tích
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến “về tâu vua”: Em bé giải được câu đố của quan.
    • Phần 2: Tiếp đến “ăn mừng với nhau rồi”: Em bé giải được câu đố của vua.
    • Phần 3: Tiếp đến “ban thưởng rất hậu”: Em bé giải được câu đố của vua.
    • Phần 4: Còn lại: Em bé giải được câu đố của sứ thần.

Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

  • Hình thức dùng đó rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích dân gian.
  • Tác dụng:
    • Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
    • Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển.
    • Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

  • Sự mưu trí thông mình của cậu bé được thử thách qua 4 lần với cấp độ khó tăng dần.
    • Lần 1: là lời đố của viên quan chỉ liên quan đến hai bố con.
    • Lần 2:  lời đố của nhà vua liên quan đến cả dân làng.
    • Lần 3: cũng là của vua, có mục đích khẳng định thực tài của cậu bé.
    • Lần 4: là câu đó của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.

=> Qua đó người đọc càng ngày càng thấy rõ được sự thông minh, nhanh nhạy của cậu bé, một tài năng xuất chúng.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

    • Lần 1: Cậu bé đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước => Quan bí
    • Lần 2: Cậu bé đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý, dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua.
    • Lần 3: Cậu bé yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ.
    • Lần 4: Em bé vận dụng câu: “ quan thấy kiện như kiến thấy mỡ” và buộc sợi chỉ vào mình kiến, bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang.
  • Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú ở chỗ:
    • Lần 1: Đẩy thế bị động sang cho người đố
    • Lần 2: Đưa người đố vào bẫy tự nói ra điều phi lí
    • Lần 3: Lấy “gậy ông đập lưng ông”.
    • Lần 4: Kinh nghiệm đời sống dân gian.

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh là: đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, tạo tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn

Dưới đây là danh mục các bài soạn siêu ngắn và siêu chất trong chương trình Văn 6. Nội dung các bài soạn hết sức ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa đầy đủ. Với cách soạn này, các em học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành bài soạn văn 6 của mình. Ngoài ra, nó còn giúp các em dễ học, dễ nhớ, dễ nắm bắt được ý chính bài học

Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm