Bài soạn lớp 7: Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm". Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất mộc mạc, giản dị trong hình ảnh. Bánh trôi nước cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Mời bạn đọc cùng đến với bài soạn "bánh trôi nước" để hiểu hơn về tác phẩm này.


Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả

  • Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19.
  • Được mệnh danh là bà chúa Thơ Nôm
  • Là người thông minh, sắc sảo, cá tính, mạnh mẽ nhưng đường tình duyên lận đận.

2. Tác phẩm:

  • Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, viết theo lối vịnh vật.
  • Bài thơ có tính đa nghĩa, một thuộc tính của văn chương nói chung.

Câu 1: Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Trả lời:

Bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Vì: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Bài được gieo vẫn ở chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4 với vần on (tròn, son, non).

Câu 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả...

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

b. Với vẻ đẹp thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

a. Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả:

  • Màu sắc: trắng
  • Hình dáng: tròn
  • Nhân: đỏ son
  • Cách nấu: Luộc trong nước
  • Sống: chìm, chín: nổi
  • Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi.

=>Bánh trôi nước là loại bánh vừa đẹp về hình thức vừa ngon, đậm đà, hấp dẫn.

 b. Với vẻ đẹp thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

  • Hình thể: “Vừa trắng vừa tròn” -> vẻ đẹp tròn đầy, hoàn hảo.
  • Thân phận:
    • Bảy nổi ba chìm -> lận đận, bấp bênh, vất vả, truân chuyên.
    • Rắn nát mặc dầu -> phụ thuộc và cam chịu
  • Phầm chất: “Vẫn giữ tấm lòng son” -> son sắt, thủy chung.

=>Người phụ nữ mang vẻ đẹp hoàn hảo về hình thể và tâm hồn nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi bất hạnh.

c. Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ họ Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.

[Luyện tập] Câu 1: Hãy ghi lại những câu hát than thân 

Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng chữ “thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

Trả lời:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7

Soạn bài môn văn lớp 7 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 7, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm