Bài soạn lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Ở bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về văn biểu cảm cũng như tìm hiểu những đặc điểm của thể loại này. Và để các bạn hiểu thế nào là văn biểu cảm và cách thức để có thể làm một bài văn biểu cảm, mời các bạn đến với bài soạn: "Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm".


I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

  • a. Cảm nghĩ về dòng sông
  • b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
  • c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
  • d. Vui buồn tuổi thơ
  • e. Loài cây em yêu

Đề

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm cần biểu hiện

a

Dòng sông

Yêu, nhớ, gần gũi…

b

Đêm trăng trung thu

Thích, yêu….

c

Nụ cười của mẹ

Yêu quý, tự hào, trân trọng, ấm áp, hạnh phúc, sung sướng

d

Tuổi thơ

Vui, buồn, kỉ niệm

e

Loài cây

Yêu mến, gắn bó…

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

a. Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Tìm hiểu đề: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: Nụ cười của mẹ
  • Đặt các câu hỏi để tìm ý:
    • Khi nào mẹ cười?
    • Nụ cười của mẹ đẹp như thế nào?
    • Có phải chỉ khi em làm được việc tốt mẹ mới cười không?
    • Cảm xúc của em như thế nào khi nhìn thấy nụ cười của mẹ?
    • Làm thế nào để luôn thấy được nụ cười của mẹ?
    • Nếu thiếu nụ cười của mẹ em sẽ làm thế nào?

b. Lập dàn bài

  • Mở bài :
    • Giới thiệu nụ cười của mẹ
    • Nêu cảm xúc chung
  • Thân bài :
    • Nêu vẻ đẹp nụ cười của mẹ
    • Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ
      • Nụ cười tươi vui, rạng rỡ khi con đạt thành tích, con làm việc tốt
      • Nụ cười khuyến khích khi con cố gắng, tiến bộ
      • Nụ cười động viên, an ủi, nâng đỡ khi con "vấp ngã"
    • Nêu một ấn tượng nhất của em về một lần chứng kiến nụ cười của mẹ
    • Cảm xúc của em khi thiếu vắng nụ cười của mẹ
  • Kết bài:
    • Niềm mong ước luôn được nhìn thấy nụ cười của mẹ
    • Bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng mẹ

c. Viết bài

  • Viết các đoạn : Đoạn mở, các đoạn thân, đoạn kết
  • Tình cảm biểu hiện (đan xen trực tiếp và gián tiếp)
    • Trực tiếp ( tiếng kêu, lời than, câu hỏi tu từ...)
    • Gián tiếp : miêu tả, tự sự
  • ý chính -> Tạo chi tiết nhỏ -> Viết đoạn
  • Sự liên kết ( các câu trong đoạn, các đoạn trong bài)

d. Đọc và sửa chữa

  • Đối chiếu lại với phần tìm hiểu đề, dàn bài
  • Kiểm tra lại các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết ...

[Luyện tập] Đọc các đoạn văn sau và xác định vị trí của chúng trong bài văn (trang 89 – sgk ngữ văn 7).

a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp

b. Hãy nêu lên giàn ý của bài

c. Chỉ ra phương thức biểu cảm của văn bản

Trả lời:

a. Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi.

b. Bài văn có bố cục 3 phần:

  • Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về quê hương, cảm nhận của tác giả về quê hương.
  • Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
    • Những kỉ niệm tuổi thơ.
    • Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
  • Kết bài: Khẳng định lại sự trưởng thành, suy nghĩ và tình yêu quê hương của tác giả.

c. Phương thức biểu cảm của bài văn: Hầu hết những câu văn đều bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp bằng những từ ngữ rất bình dị và những hình ảnh giàu sức gợi. Qua đó ta có thể hình dung về tình cảm mãnh liệt, tình yêu và nỗi nhớ da diết của tác giả với quê hương.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7

Soạn bài môn văn lớp 7 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 7, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

Vật Lý

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Sinh Học

GDCD

Tin Học

Tiếng Anh

Công Nghệ

Khoa Học

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

Hoạt động trải nghiệm