Bài soạn lớp 7: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Nội dung bài gồm:
- Tìm hiểu chung tác phẩm
- Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng ...
- Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:
- Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ ...
- Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng ...
- Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội ...
- Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác ...
- [Luyện tập] Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Tác giả:
- Thạch Lam ( 1910 - 1942) sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân.
- Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tuỳ bút
- Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.
- Tác phẩm:
- Xuất xứ: "Một thứ quà của lúa non : Cốm" in trong tập tuỳ bút “Hà Nội Băm sáu phố phường” (1943).
- Thể loại: Tùy bút
- Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến.... “thuyền rồng” => Nguồn gốc, sự hình thành cuả cốm.
- Phần 2: Tiếp đến.... “nhũn nhặn” => Cảm nghĩ về giá trị cốm.
- Phần 3: Phần còn lại => Bàn về sự thưởng thức cốm.
Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng ...
Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
- Bài tùy bút này nói về món quà của đồng quê đầy hương vị thanh khiết đó là cốm.
- Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.
- Phương thức chủ yếu là: biểu cảm
- Bài văn được chia làm 3 phần cụ thể:
- Phần 1: Từ đầu đến.... “thuyền rồng” => Nguồn gốc, sự hình thành cuả cốm.
- Phần 2: Tiếp đến.... “nhũn nhặn” => Cảm nghĩ về giá trị cốm.
- Phần 3: Phần còn lại => Bàn về sự thưởng thức cốm.
Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:
- Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
- Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
Trả lời:
- Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
- Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
- Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
- Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
- Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
- Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ ...
Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Trả lời:
Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.
Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng - biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:
- Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá.
- Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng ...
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?
Trả lời:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.
Đây là lời nhận xét cô đọng nhất, thể hiện bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, yêu quý của tác giả đối với cốm - một thứ quà giản dị và thanh khiết hình thành từ cái lộc của trời cho và cái khéo léo của người Việt Nam.
Lời nhận xét này, khiến ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng tác giả. Đó là niềm tự hào hết sức chính đáng về khả năng lao động sáng tạo của dân tộc ta về một thứ quà - thứ quà thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội ...
Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Thưởng thức:
- Ăn cốm: từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ
- Mua cốm: nhẹ nhàng, nâng niu
- Thưởng thức cốm bằng:
- Khứu giác: mùi thơm của lúa
- Vị giác: chất ngọt của cốm
- Thị giác: màu xanh
- Xúc giác: tươi mát của lá
- Sự suy tường: cái dịu dàng, thanh đạm.
Như vậy, đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm, đó là cái nhìn mang đậm chất văn hoá trong ẩm thực. Từ đó, nhà văn đã đưa ra lời đề nghị với những ai thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng như một thứ quà quý: “sự thưởng thức cốm của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”. Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.
Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác ...
Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
Trả lời:
Thạch Lam là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết.” Bước đi của gió thật nhẹ nhàng ý vị, làn hương của gió thật thanh tao, dịu nhẹ - cơn gió mang bức thông điệp về tâm hồn.
Đoạn văn về các thưởng thức cốm: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.
Nói về sự tinh tế trong thưởng thức cốm. Thạch Lam thực sự là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực, tác giả bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đă bộc lộ rõ thái độ chê trách, phê phán sự hào nhoáng thô kệch bắt chước người ngoài mà bỏ qua
Thạch Lam còn gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng là: thức quà, thức dâng, lộc trời. Qua đó, thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.
[Luyện tập] Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.
Trả lời:
Sáng nay trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Nguyễn Đình Thi)
Gắng công kén họ cốm Vòng
Kến Hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
(Ca dao)
Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu
Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa
Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa
Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê
(Hương cốm mùa thu – Nguyễn Đình Huân)
Sáng mát trong như sáng tháng năm
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu hương cốm gọi về
Xốn xang đến lạ hương quê đầu mùa
Nắng vàng nhạt, gió nhẹ đưa
Heo may xào xạc ngàn xưa Hà Thành
Nếp non hạt ngọc trong lành
Đất trời ban tặng cốm xanh mỏng mềm
Đi xa mang nặng nỗi niềm
Nhớ nhung hương cốm nơi miền xa xôi
(Mùa cốm gọi thu về - Vũ Dung)
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 7
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cổng trường mở ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mẹ tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ ghép
- 👉 Bài soạn lớp 7: Liên kết trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cuộc chia tay của những con búp bê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bố cục trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ láy
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qúa trình tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát than thân
- 👉 Bài soạn lớp 7: Những câu hát châm biếm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đại từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập tạo lập văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Phò giá về kinh
- 👉 Bai soạn lớp 7: Từ hán việt
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca Côn Sơn
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ Hán Việt (tiếp)
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đặc điểm của văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Sau phút chia ly
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bánh trôi nước
- 👉 Bài soạn lớp 7: Quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Qua đèo ngang
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bạn đến chơi nhà
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chữa lỗi về quan hệ từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Xa ngắm thác núi lư
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ trái nghĩa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập văn biểu cảm về sự vật, con người
- 👉 Bài soạn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- 👉 Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- 👉 Bài soạn lớp 7: Thành ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Tiếng gà trưa
- 👉 Bài soạn lớp 7: Điệp ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- 👉 Bài soạn lớp 7: Làm thơ lục bát
- 👉 Bài soạn lớp 7: Một thứ quà của lúa non: Cốm
- 👉 Bài soạn lớp 7: chơi chữ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Chuẩn mực sử dụng từ
- 👉 Bài soạn lớp 7: Ôn tập văn bản biểu cảm
- 👉 Bài soạn văn 7: Sài Gòn tôi yêu
- 👉 Bài soạn lớp 7: Mùa xuân của tôi
- 👉 Bài soạn lớp 7: Luyện tập sử dụng từ
Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 7 - Kết nối tri thức
- Sách bài tập Toán 7 - Cánh diều
- Sách bài tập Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- Sách bài tập Toán 7 - Kết nối tri thức
- SGK Toán 7 - Cánh diều
- SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Toán 7 - Kết nối tri thức
- Tài liệu Dạy - học Toán 7
- SBT Toán lớp 7
- Vở bài tập Toán 7
- Giải môn Toán học lớp 7
Vật Lý
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi, đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức
- Văn mẫu 7 - Cánh Diều
- Văn mẫu 7 - Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức
- SBT Văn 7 - Cánh diều
- SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Văn 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết
- Soạn văn 7 - Cánh diều siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết
- Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo siêu ngắn
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết
- Soạn văn 7 - Kết nối tri thức siêu ngắn
- SBT Ngữ văn lớp 7
- Tác giả - Tác phẩm văn 7
- Văn mẫu lớp 7
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 7
- Soạn văn 7 chi tiết
- Soạn văn 7 ngắn gọn
- Soạn văn 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn
- Bài soạn văn 7
- Bài văn mẫu 7
Lịch Sử
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh Diều
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Tập bản đồ Lịch sử 7
- SBT Lịch sử lớp 7
- VBT Lịch sử lớp 7
- Giải môn Lịch sử lớp 7
Địa Lý
Sinh Học
GDCD
Tin Học
- SBT Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học 7 - Cánh Diều
- SGK Tin học 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Tin học 7 - Kết nối tri thức
- SGK Tin học lớp 7
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - English Discovery
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Right on!
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - iLearn Smart World
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Friends Plus
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh lớp 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh 7 - English Discovery
- SBT Tiếng Anh 7 - Right on!
- SBT Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- SBT Tiếng Anh 7 - Friends Plus (Chân trời sáng tạo)
- SBT Tiếng Anh 7 - Global Success (Kết nối tri thức)
- Tiếng Anh 7 - English Discovery
- Tiếng Anh 7 - Right on!
- Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World
- Tiếng Anh 7 - Friends Plus
- Tiếng Anh 7 - Global Success
- SBT Tiếng Anh lớp 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7
- SBT Tiếng Anh lớp 7 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 7
- SGK Tiếng Anh lớp 7 Mới
Công Nghệ
- SGK Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- SGK Giáo dục công dân 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7 - Cánh diều
- SGK Công nghệ 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Công nghệ 7 - Kết nối tri thức
- SGK Công nghệ 7
Khoa Học
- SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều
- SBT KHTN lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức
Âm Nhạc & Mỹ Thuật
- SGK Âm nhạc 7 - Cánh diều
- SGK Âm nhạc 7 - Chân trời sáng tạo
- SGK Âm nhạc 7 - Kết nối tri thức
- Âm nhạc và mỹ thuật lớp 7