Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ

Hướng dẫn soạn bài: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ - Trang 164 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment dưới bài học để thầy cô giải đáp.


I. Chuẩn bị ở nhà

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

  • Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ bảy chữ cổ thể, thơ Đường luật Tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ...
  • Phạm vi luyện tập: 4 câu bảy chữ, giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.

3. Đọc kĩ và nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần...ở các câu thơ sau (sgk)

Trả lời:

a.

  • Cách ngát nhịp của các cáu : 4/3
  • Gieo vần : vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2, 4)
  • Luật bằng trắc :

          B B B T T B B

          T T B B T T B

          T T B B B T T

          B B T T T B B

  • Bài thơ làm theo vần bằng (tiếng thứ hai câu thứ nhất là vần bàng).

b.

  • Cách ngất nhịp của câu 1: 3/1/3; câu 2,3: 4/3; câu 4: 2/2/3.
  • Gieo vần : vần bằng “ây” - “ay” (tiếng cuối câu 1,2, 4)
  • Luật bằng trắc :

               B T B B T T B

               T B B T T B B

               T B T T B B T

               T T B B T T B

c.

  • Cách ngất nhịp của các câu : 4/3
  • Gieo vần : vần bằng “e” — “oe” (tiếng cuối câu 1,2, 4)
  • Luật bằng trắc :

              B B T T T B B

              T T B B T T B

              T T B B B T T

              B B B T T B B

4. Sưu tầm các bài thơ 7 chữ?

Trả lời:

Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

II. Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ (SGK, tr. 166)

Gợi ý

a.

  • Nhịp của cả bốn câu trong bài thơ là : 4/3
  • Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4 gieo vần : ê - e.
  • Quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kể nhau : câu 1 và 2 đối nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, câu 3 và 4 đối nhau.

b.

  • Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ của câu thứ hai :
    • Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở vị trí này khiến cho nhịp đọc bị sai (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4).
    • Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần “e” trong tiếng “che” ở trên.
  • Sửa lại : bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.

Em cũng có thể nghĩ ra một từ khác thay cho từ “xanh xanh”. Từ được thay phải tương đối hợp vói ý câu thơ và hợp vần với “e”, chẳng hạn “vàng khè”.

2. Tập làm thơ

a. 

Tôi thấy người ta có bảo rằng :

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

Hô mưa hắt nước trêu trần thế

Một sớm sửa sai bên chị Hằng.

b. 

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

Chợt hiểu mùa xa nữa lại về

Xa thầy xa bạn lòng buồn nghe.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8

Soạn bài môn văn lớp 8 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 8, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.