Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Nội dung bài gồm:
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
Ví dụ: Đọc bài Cây dừa Bình Định, tại sao lá lại có màu xanh và Huế và trả lời các câu hỏi sau:
a. Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì?
b. em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu?
c. Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết?
Trả lời:
a.Mỗi văn bản trên trình bày, giải thích:
- Cây dừa Bình Định: Trình bày lợi ích của cây dừa gắn với đặc điểm của chúng, gắn bó với người dân Bình Định.
- Tại sao lá cây lại có màu xanh lục: giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
- Huế: giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
b. Những văn bản này là những văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
c. Một số văn bản cùng loại:
- Động Phong Nha
- Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?
b. Các vãn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trớ thành một kiểu riêng ?
c. Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ?
d. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
Trả lời:
a. Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự (Hay miêu tả, nghị luận , biểu cảm) Vì :
- Văn bản tự sự có cốt truyện , sự việc , diễn biến , nhân vật.
- Văn bản miêu tả : Miêu tả cụ thể sinh động giúp cho người đọc cảm thấy.
- Văn bản biểu cảm:Bộc lộ cảm xúc cá nhân.
- Văn bản nghị luận : Trình bày luận điểm , luận cứ.
b. Văn bản trên có những đặc điểm chung : Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật , hiện tượng.
c. Các văn bản trên đã thuyết minh đối tượng bằng phương thức : Trình bày, giải thích, giới thiệu . Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm: Chính xác , rõ ràng, dễ hiểu.
d. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm: đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành.
Ghi nhớ:
- Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
[Luyện tập] Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 - 1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
Trả lời:
Hai văn bản: “khởi nghĩa Nông Văn Vân” và “con giun đất” là văn bản thuyết minh vì:
- Văn bản khởi nghĩa Nông Văn Vân là thuyết minh về cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835) -> cung cấp kiến thức lịch sử.
- Văn bản con giun đất: Thuyết minh về con giun đất -> cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
[Luyện tập] câu 2: Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ...
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Trả lời:
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh.
- Yếu tố thuyết minh trong băn bản này có tác dụng nêu rõ tác hại của bao ni lông để những kiến nghị về chủ đề một ngày không dùng bao bì ni lông có sức thuyết phục cao hơn.
[Luyện tập] Câu 3: Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả ...
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Trả lời:
Yếu tố thuyết minh rất cần trong các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả.
Bởi vì yếu tố thuyết minh trong các kiểu văn bản này giúp cho nội dung văn bản được sáng rõ, những điểm cần nhấn mạnh trong văn bản được tô đậm, người đọc cùng tiếp nhận vãn bản tích cực hơn...
Tuy nhiên, tuỳ theo từng đối tượng, với mục đích khác nhau mà người viết sử dụng thao tác thuyết minh theo những cách khác nhau. Yếu tố thuyết minh trong các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả chỉ là phụ, không nên lấn át, làm mờ đi kiểu văn bản đặc trưng.Ở các loại văn bản không thuộc kiểu thuyết minh, thao tác thuyết minh giúp cho người viết làm sáng rõ nội dung, khắc sâu những điểm cần thiết, giúp người đọc tiếp nhận tích cực hơn,…
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tôi đi học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trong lòng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trường từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Bố cục của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8:Tức nước vỡ bờ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lão Hạc
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- 👉 Bài soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trợ từ, thán từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đánh nhau với cối xay gió
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tình thái từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai cây phong
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói quá
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói giảm nói tránh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Phương pháp thuyết minh
- 👉 Bài soạn văn 8: Bài toán dân số
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương (phần văn)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc kép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- 👉 Bài soạn văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đập đá ở Côn Lôn
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn luyện về dấu câu
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thuyết minh về một thể loại văn học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Muốn làm thằng cuội
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai chữ nước nhà
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới