Bài soạn lớp 8: Nói quá
Nội dung bài gồm:
- I. Nói quá và tác dụng của nói quá
- [Luyện tập] Câu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
- [Luyện tập] Câu 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống l...l để tạo ...
- [Luyện tập] Câu 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: ...
- [Luyện tập] Câu 4: Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
- [Luyện tập] Câu 5: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá
- [Luyện tập] Câu 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Ví dụ: Đọc các câu tục ngữ, ca dao sau và trả lời câu hỏi:
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
(Tục ngữ)
b. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Ca dao)
1. Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày có quá sự thật không ? Thực chất, mấy câu này nhằm nói điều gì ?
2. Cách nói như vậy có tác dụng gì ?
Trả lời:
1. Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là nói quá sự thật.
Thực chất mấy câu này nhằm muốn nói:
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng ->Đêm tháng năm rất ngắn
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối -> Ngày tháng mười rất ngắn
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày -> mồ hôi đổ rất nhiều
2. Cách nói như vậy có tác dụng:
- Nói Đêm tháng nằm chưa nằm đã sáng
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối
=>Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười nhằm giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày => cho thấy được nổi vất vả của người nông dân như thế nào để làm ra được hạt lúa gạo.
Như vậy, việc nói quá trên có tác dụng nhấn mạnh ý và làm tăng giá trị biểu cảm của câu.
Ghi nhớ: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
[Luyện tập] Câu 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c. [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Trả lời:
Câu |
Biện pháp nói quá |
Ý nghĩa |
a |
Sỏi đá cũng thành cơm |
Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con người. Dù có khó khăn đến đâu mà quyết chí, gắng sức cũng sẽ đạt kết quả mĩ mãn. |
b |
Đi đến tận trời được |
Thể hiện ý chí nghị lực cũng như lòng lạc quan tin tưởng của con người. Mặt khác còn để trấn án mọi người rằng vết thương nhỏ chẳng có nghĩa lí gì. |
c |
Thét ra lửa |
Nhấn mạnh vào tính cách nhân vật. Cụ bá là kẻ có quyền uy, hống hách. |
[Luyện tập] Câu 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống l...l để tạo ...
Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống l...l để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a. Ở nơi l...l thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng l...l.
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, l...l.
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó l...l.
e. Bọn giặc hoảng hồn l...l mà chạy.
Trả lời:
a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột
c. Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
d. Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
e. Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy.
[Luyện tập] Câu 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: ...
Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Trả lời:
- Nàng Kiều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
- Có trí tuệ con người mới có thể dời non lấp biển.
- Nhân dân ta biết đoàn kết thì có thể lấp biển vá trời.
- Thánh Gióng là một vị thần mình đồng da sắt.
- Nghĩ nát óc cũng không thể giải được bài toán này.
[Luyện tập] Câu 4: Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời:
- Khỏe như voi
- Đen như cột nhà cháy
- Nhanh như gió
- Chậm như rùa
- Đẹp như tiên
[Luyện tập] Câu 5: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá
Trả lời:
Tôi và Hải chơi với nhau từ bé. Nhà tôi với nhà Hà cách nhau bởi một bức tường rào. Chiều nào cũng vậy, sau giờ học chúng tôi lại kéo ra sân đánh cầu lông cùng lũ bạn. Cùng tuổi, học cùng lớp, nhưng người Hà cao như cây chuối hột còn tôi thì thấp lè tè, nên đi đâu cũng bị mọi người trêu chọc. Lên lớp 6, Hà theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn sống, tiễn bạn tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt cứ rơi như mưa. Không được sống gần nhau nhưng chúng tôi vẫn thân thiết với nhau, vẫn thường xuyên liên lạc cho nhau qua thư từ và điện thoại. Hà là một cô bạn tốt mà tôi có được, do đó, sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
[Luyện tập] Câu 6: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác.
Trả lời:
- Giống nhau: cùng nói quá sự thật, cùng phóng đại sự việc, hiện tượng khác.
- Khác nhau:
- Nói quá chỉ là cách nói phóng đại quá sự thật (chứ không phải sai sự thật), mục đích là để làm nổi bật bản chất của sự thật, giúp người đọc (người nghe) nhận thức sự thật rõ ràng hơn → tác động tích cực.
- Nói khoác làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai làm cho người đọc (người nghe) bật cười chế nhạo → tác động tiêu cực
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tôi đi học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trong lòng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trường từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Bố cục của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8:Tức nước vỡ bờ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lão Hạc
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- 👉 Bài soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trợ từ, thán từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đánh nhau với cối xay gió
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tình thái từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai cây phong
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói quá
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói giảm nói tránh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Phương pháp thuyết minh
- 👉 Bài soạn văn 8: Bài toán dân số
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương (phần văn)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc kép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- 👉 Bài soạn văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đập đá ở Côn Lôn
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn luyện về dấu câu
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thuyết minh về một thể loại văn học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Muốn làm thằng cuội
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai chữ nước nhà
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới