Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
a. Đọc đoạn văn sau và nhận xét về những phần chữ in nghiêng:
Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Yêu cầu:
1. Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. (Chú ý chí ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?
2. Bỏ hết các yếu tố miêu tà và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhân xét: nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyên trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Từ đó rút ra kết luận vể vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.
3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? (Nó có thành “chuyện" không? Vì sao?) Tự rút ra nhận xét vể vai trò của yếu tố kê người và việc trong văn bản tự sự.
Trả lời:
1. Các yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. …mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá.
- Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn và tác dụng của yếu tố đó:
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc.
=>Diễn tả sự suy nghĩ.
- …tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mươn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
=> Bộc lộ sự cảm nhận.
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi ôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
=> Nêu cảm tưởng.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đứng đan xen với yếu tố tự sự trong đoạn văn.
2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại câu văn kể người và sự việc thành một đoạn.
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
=> Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm, và tính cách của nhân vật cũng không được thể hiện cụ thể rõ nét.
3. Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật. Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt.
Ghi nhớ:
- Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
[Luyện tập] Câu 1: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả ...
Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao)... Phân tích giá trị của các yếu tố đó.
Trả lời:
- Các yếu tố miêu tả:
- Sau Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy cậu học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
(Tôi đi học)
- Các cậu không đi….dìu các cậu tới trước…hai chân các câu dềnh dàng mãi…duỗi mạnh như đá quả ban tưởng tượng.
(Tôi đi học)
- Hắn lóng ngóng ngơ ngác…chị Dậu xám mặt…ngã chỏng quèo trên mặt đất…
(Tức nước vỡ bờ)
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại…đầu nghẹo về một bên…miệng móm mém…hu hu khóc…
(Lão Hạc)
- Những yếu tố biểu cảm:
- Vang dội cả lòng tôi…cảm thấy chơ vơ vào lúc này…vụng về, lúng túng…run run theo nhịp bước rộn ràng…
(Tôi đi học)
- Cháu van ông…ông tha cho…
(Tức nước vỡ bờ)
- Khốn nạn ông giáo ơi…A! lão già tệ lắm…tôi ăn ở ….thế này à…
(Lão Hạc)
[Luyện tập] Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên ...
Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).
Trả lời:
Anh trai tôi đã đi lính được hơn một năm nay. Vì vậy, khi anh về cả gia đình ai cũng vui và phấn khởi. Tôi còn nhớ hôm đó, cả gia đình đang chuẩn bị ăn cơm tối thì bị ngạc nhiên đến sừng sững trước sự xuất hiện bất ngờ của một anh lính hải quân cao to vạm vỡ, nước da nâu bóng như đồng hin, đang tươi cười đứng trước mặt. Anh dậm chân đứng nghiêm rồi giơ tay chào kiểu nhà binh: “Con chào ba! Con chào mẹ!”. Còn em thì cứ đứng ngẩn ra vì sung sướng sau hơn một năm mới được gặp lại anh. Ôi! Anh trai của em. Người anh thân thiết từ bé nay đã trở về. Em ngắm mãi không chán gương mặt trẻ trung, nụ cười tươi rói và đôi mắt đen sáng của anh. Căn nhà nhỏ xôn xao tiếng chào hỏi của bà con hàng xóm kéo sang chia vui.
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tôi đi học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trong lòng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trường từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Bố cục của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8:Tức nước vỡ bờ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lão Hạc
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- 👉 Bài soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trợ từ, thán từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đánh nhau với cối xay gió
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tình thái từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai cây phong
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói quá
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói giảm nói tránh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Phương pháp thuyết minh
- 👉 Bài soạn văn 8: Bài toán dân số
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương (phần văn)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc kép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- 👉 Bài soạn văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đập đá ở Côn Lôn
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn luyện về dấu câu
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thuyết minh về một thể loại văn học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Muốn làm thằng cuội
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai chữ nước nhà
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới