Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Hướng dẫn soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Trang 92 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.


I. Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài tự sự

Ví dụ: Món quà sinh nhật (sgk trang 92, 93 sgk)

Yêu cầu:

a. Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.

b. Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau :

  • Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)?
  • Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào ?
  • Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?
  • Câu chuyện diễn ra như thế nào?(Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
  • Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.

c. Những nội dung trên (câu b) được tác giả kể theo thứ tự nào? (Tuần tự theo thời gian trước - sau hay có gì đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá khứ).

Trả lời:

a) Bố cục của bài văn: 3 phần

  • Mở bài: Giới thiệu buổi sinh nhật.
  • Thân bài: Kể về món quà sinh nhật độc đáo.
  • Kết bài: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.

b) Tìm hiểu các yếu tố trong bài văn:

  • Bài văn kể về món quà sinh nhật. Người kể chuyện là Trang (ngôi thứ nhất).
  • Chuyện xảy ra vào buổi sinh nhật của Trang, vào lúc mọi người đã đến dự sinh nhật đầy đủ, riêng Trinh, người bạn thân nhất và nổi tiếng là chu đáo vẫn chưa thấy tới.
  • Truyện có hai nhân vật Trinh và Trang, Trinh là nhân vật chính của câu chuyện.
  • Yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện trong suốt câu chuyện. Nhưng đoạn mở đầu thiên về miêu tả, đoạn cuối thiên về biểu cảm. Nó có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động và tâm trạng nhân vật được thể hiện sâu sắc.

c. Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian (diễn biến của buổi sinh nhật), nhưng trong khi kể tác giả đã dùng hồi ức, ngược thời gian để nhớ về những sự việc diễn ra trước đó đã lâu.

2. Dàn ý cho một bài văn tự sự

  • Mở bài:Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.
  • Thân bài:Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
  • Kết bài:Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.

Ghi nhớ: 

Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.

[Luyện tập] Câu 1: Từ văn bản “Cố bé bán diêm”, hãy lập ra một dàn ý cơ bản…

Trả lời:

  • Mở bài: 
    • giới thiệu cô bé bán diêm
    • Khái quát gia cảnh cô bé
    • Hoàn cảnh xuất hiện: Đêm giao thừa
  • Thân bài:
    • Sự việc mở đầu: Em bé không bán được diêm, chẳng dám về nhà, em tìm hóc tường tránh rét.
    • Sự việc phát triển: em quẹt diêm để sưởi (5 lần quẹt diêm)
      • Diêm cháy cô bé thấy nhiều ảo ảnh…
      • Diêm tắt cô bé lại trở về thực tế cô đơn, lạnh lẽo, nghèo khổ…
    • Sự việc kết thúc: Hai bà cháu bay lên cao
  • Kết bài: Cô bé đã chết trong đêm giao thừa giá tét.

[Luyện tập] Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể tên về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

Trả lời:

  • Mở bài: giới thiệu bạn mình là ai? Kỉ niệm nào với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
  • Thân bài:
    • Kể về kỉ niệm đó:
    • Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
    • Sự việc chính và các chi tiết
    • Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
  • Kết bài: Em suy nghĩ về kỉ niệm đó?

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8

Soạn bài môn văn lớp 8 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 8, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.