Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Nội dung bài gồm:
- I. Từ ngữ địa phương
- II. Biệt ngữ xã hội
- III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- [Luyện tập] Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở ...
- [Luyện tập] Câu 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác...
- [Luyện tập] Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào ...
- [Luyện tập] Câu 4: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương
I. Từ ngữ địa phương
Ví dụ: Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau đây:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh,Tức cảnh Pác Pó)
Khi con tu hú gọi bầy
Trái chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
(Khi con tu hú-Tố Hữu)
Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương, từ nào đươc sử dụng phổ biến trong toàn dân?
Trả lời:
Bắp, bẹ = ngô =>Từ đồng nghĩa
Bắp, bẹ =>Từ địa phương
Ngô => Từ toàn dân
Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
II. Biệt ngữ xã hội
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
a. “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu ?
b. Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.
Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?
Trả lời:
a. Trong đoạn văn trên, có chỗ tac giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ vì:
- Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa, tuy nhiên, trong hoàn cảnh và trường hợp khác nhau thì được gọi khác nhau. Ở đây, mẹ được dùng để miêu tả những suy nghĩ của bé Hồng. Trong khi đó, mợ được dùng khi Hồng trả lời người cô, hai người cùng tầng lớp xã hội.
- Trước cách mạng tháng Tám 1945, chỉ có tầng lớp trung lưu, thượng lưu thường dùng từ mợ để gọi mẹ, từ cậu để gọi cha.
b. Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2
- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.
- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.
Ghi nhớ: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
[Luyện tập] Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở ...
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
Trả lời:
Từ địa phương |
Từ toàn dân |
Cái cươi |
Cái sân |
Con tru |
Con trâu |
Trấy |
Quả |
Nác |
Nước |
Cái chi |
Cái gì |
Cấy chi |
Cái gì |
Chén |
Bát |
Ghe |
Thuyền |
Cây viết |
Bút |
Cơn |
Cây |
Đậu phộng |
Lạc |
Náng |
Nướng |
Cắm |
Cắn |
Mần |
Làm |
[Luyện tập] Câu 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác...
Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)
Trả lời:
Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh:
- Bùng học nghĩa là bỏ học
Ví dụ: Thằng Tuấn nó nghiện game nên bùng học suốt.
- Tạch nghĩa là thi trượt
Ví dụ: Đề thi năm nay khó quá nên chưa cần biết điểm Tuấn đã biết mình bị tạch.
- Gậy nghĩa là điểm 1
Ví dụ: Nam sáng nay mới bị cô giáo cho một gậy vào sổ đầu bài vì tội không học bài.
Một số tư ngữ của tầng lớp khác:
- Xịt lô có nghĩa là trượt lô đề.
Ví dụ: Chiều nay mới đánh con 18 nhưng tối này nó lại về 24 nên xịt mất mấy trăm.
- Một lít có nghĩa là 100 nghìn đồng
Ví dụ: Mày bán cho tao đôi giày này một lít nha.
[Luyện tập] Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào ...
Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.
d. Khi làm bài tập làm văn.
e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.
g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
Trả lời:
Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương:
a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương:
b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
c. Khi phát biếu ý kiến ở lớp.
d. Khi làm bài tập làm văn.
e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.
g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
[Luyện tập] Câu 4: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương
Trả lời:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Non Hồng ai đắp mà cao,
Sông Lam ai bới, ai đào mà sâu?
Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều
Như cơn trên rú, như diều trên không
Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tôi đi học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trong lòng mẹ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trường từ vựng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Bố cục của văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8:Tức nước vỡ bờ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lão Hạc
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- 👉 Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- 👉 Bài soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Trợ từ, thán từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đánh nhau với cối xay gió
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tình thái từ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương
- 👉 Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai cây phong
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói quá
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
- 👉 Bài soạn lớp 8: Nói giảm nói tránh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Câu ghép (tiếp theo)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Phương pháp thuyết minh
- 👉 Bài soạn văn 8: Bài toán dân số
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- 👉 Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương (phần văn)
- 👉 Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc kép
- 👉 Bài soạn lớp 8: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- 👉 Bài soạn văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- 👉 Bài soạn lớp 8: Đập đá ở Côn Lôn
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn luyện về dấu câu
- 👉 Bài soạn lớp 8: Thuyết minh về một thể loại văn học
- 👉 Bài soạn lớp 8: Muốn làm thằng cuội
- 👉 Bài soạn lớp 8: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hai chữ nước nhà
- 👉 Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ
- 👉 Bài soạn lớp 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
Toán Học
- Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Toán 8
- SBT Toán lớp 8
- Vở bài tập Toán 8
- SGK Toán lớp 8
Vật Lý
Hóa Học
- Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 8
- Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
- SBT Hóa lớp 8
- SGK Hóa lớp 8
- Giải môn Hóa học lớp 8
Ngữ Văn
- Đề thi, đề kiểm tra Văn 8
- SBT Ngữ văn lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm văn 8
- Văn mẫu lớp 8
- Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
- Soạn văn 8 chi tiết
- Soạn văn 8 ngắn gọn
- Soạn văn 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
- Bài soạn văn 8
- Bài văn mẫu 8
Lịch Sử
Địa Lý
Sinh Học
- Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 8
- SBT Sinh lớp 8
- Vở bài tập Sinh học 8
- SGK Sinh lớp 8
- Giải môn Sinh học lớp 8
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
- Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 8 mới
- SGK Tiếng Anh lớp 8
- SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
- Vở bài tập Tiếng Anh 8
- SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới