Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Hướng dẫn soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Trang 34 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp


I. Thế nào là đoạn văn?

Ví dụ: Ngô Tất Tố và tác phẩm “tắt đèn”

1. Văn bản trên gồm có 2 ý. Mỗi ý viết thành một đoạn văn.

2. Dấu hiệu để nhận biết đoạn văn: Đoạn văn được viết một ý tương đối hoàn chỉnh là đơn vị trực tiếp tạp nên văn bản , bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc dấu chấm xuống dòng.

3. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp  tạo nên văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội dung logic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

a. Từ ngữ chủ đề của đoạn một là Ngô Tất Tố

b. Từ ngữ chủ đề của đoạn hai là “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố”. Sở dĩ em biết đó là câu chủ đề vì đoạn văn đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố khẳng định phẩm chất người lao động chân chính.

c. Từ nhận thức trên, từ ngữ chủ đề làm đề mục duy trì đối tượng nói trong đoạn văn.

Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát trong đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a.

  • Đoạn 1 không có câu chủ đề các ý trình bày theo cách song hành
  • Đoạn 2 có câu chủ dề đặt ở đầu đoạn, trình bày theo cách diễn dịch

b. Đoạn văn b câu chủ đề cuối đoạn, trình bày theo cách quy nạp.

Ghi nhớ: 

  • Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
  • Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
  • Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...

[Luyện tập] Câu 1: Văn bản sau đây có thể chia làm mấy ý? ...

Văn bản sau đây có thể chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?

AI NHẦM

Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy bèn lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.

Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, hoạ chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.

(Truyện dân gian Việt Nam)

Trả lời:

Văn bản trên gồm có 2 ý. Mỗi ý được viết thành một đoạn văn

  • Ý 1: thầy đồ được chủ nhà mời làm văn tế
  • Ý 2: thầy đồ đọc nhầm văn tế.

[Luyện tập] Câu 2: Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau:

a. Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò mồ hôi ướt lưng căng sợi dây thừng, chở vôi cát về xây trường học…. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên em cùng dân làng bèn đắp lại đường.

 b. Mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông  một mảng trời trong vắt hiện ra. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh .

c. Nguyên Hồng(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng,quê ở thành phố Nam Định.Trước Cách mạng,ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng,trong một xóm lao động nghèo.Ngay từ tác phẩm đầu tay,Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết .Sau cách mạng ông bền bỉ sáng tác và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(năm 1996).

Trả lời:

  • Đoạn văn a: Nội dung đoạn văn được trình bày theo lối diễn dịch. Có nghĩa là trình bày từ khái quát đến cụ thể, câu chủ đề đứng đầu đoạn: “Trần Đăng Khoa biết yêu thương”.
  • Đoạn văn b: Nội dung đoạn văn được trình bày theo kiểu song hành. Đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề ngư mưa ngớt, tạnh, trời…
  • Đoạn văn c: Nội dung đoạn văn được trình bày theo kiểu song hànhKhông có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… 

[Luyện tập] Câu 3: Với câu chủ đề “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại ...

Với câu chủ đề “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.

Trả lời:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh.

Viết theo lối quy nạp, ta đảo câu chủ đề về cuối văn bản:

Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh. Như vậy, lịch sử với nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

[Luyện tập] Câu 4: Để giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, một bạn đã đưa ra các ý sau: 

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.

c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.

Hãy chọn một trong 3 ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Giải thích theo ý thứ nhất: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

Người xưa có câu: Thất bại là mẹ thành công. Câu tục ngữ cho ta thấy giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

=>Đoạn văn trên đã được trình bày theo lối diễn dịch. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8

Soạn bài môn văn lớp 8 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 8, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.